Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau'

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau'

Đang có hàng nghìn nhóm tình nguyện, dự án phi chính phủ, doanh nghiệp xã hội,… hoạt động tại Việt Nam. Các dự án phi lợi nhuận này hướng tới giải quyết nhiều vấn đề của cộng đồng, thông qua nhiều mô hình, giải pháp nhưng phần nhiều gặp khó trong việc tiếp cận truyền thông, không nhận được nguồn lực như chúng xứng đáng.

________________

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 1

Tại Lễ ra mắt Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng (NICE) - một chương trình của Trung tâm Thông tin UNESCO (UNET) được tổ chức vào ngày 15/12 , nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin UNESCO cho biết: Ở nhiều cơ quan, tổ chức, chúng tôi vẫn bắt gặp cách định nghĩa về trách nhiệm xã hội rất cơ bản và phổ thông, gọi nôm na là “cho tiền”.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 2

Cốt lõi của các hoạt động vì cộng đồng, vẫn sẽ là các dự án từ thiện, hay là “cho tiền” theo nghĩa đen. Chúng ta vẫn cung cấp bữa ăn cho trẻ em, chúng ta xây trường, chúng ta xây nhà. Bản thân nhà báo Đinh Đức Hoàng cũng đã từng huy động rất nhiều bữa ăn, nhiều tấn gạo, xây nhiều ngôi trường. “Mỗi ngôi trường mới được xây, tôi đều cảm thấy tự hào và hy vọng. Nhưng đó có phải là tất cả bức tranh hay không? Các vấn đề cộng đồng liệu có thể được giải quyết triệt để bằng một vài cách làm từ thiện phổ biến như hiện nay không?”.

Dẫn chứng những trẻ em lưu lạc theo gia đình về từ Biển Hồ Tonle Sap, Campuchia, xuôi theo dòng Mekong để đi vào lãnh thổ Việt Nam, nhà báo Đinh Đức Hoàng cho biết, họ không có một manh giấy tùy thân, không được thừa nhận bởi quốc gia nào. Họ sống dưới lòng sông, hoặc ở một vài địa phương, được tạo điều kiện lên những mảnh đất trống dựng vài chái nhà tạm. “Điều kỳ dị là, những đứa trẻ này, ngay cả khi bạn có xây lên một ngôi trường khang trang trước mặt chúng; cũng không có cách nào để chúng bước vào. Có hàng nghìn đứa trẻ như thế đang vất vưởng ở các tỉnh ĐBSCL. Không có giấy khai sinh, chúng cũng sẽ không có chứng minh thư, không được tham gia vào thị trường lao động, và trở thành một vấn đề xã hội khi lớn lên”.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 3

Hai tuần sau khi kêu gọi các sáng kiến xã hội, NICE nhận được hồ sơ của một dự án về những đứa trẻ này, từ một nhóm thanh niên tại TP HCM. Họ muốn can thiệp vào dinh dưỡng, muốn mở các lớp học cho bọn trẻ, và tìm cách làm giấy tờ cho chúng. Đó là dự án Vì giấc mơ em, mà các bạn có thể đọc mô tả trên website nicevietnam.vn ngay lúc này. “Có ai đó ở ngoài kia, với tinh thần tình nguyện của mình, đang quan tâm đến những vấn đề đa dạng của xã hội. Họ đề xuất các sáng kiến, thành lập các dự án giải quyết những vấn đề đó. Hàng nghìn sáng kiến như thế đang tồn tại”.

Do đó, Mạng lưới Sáng kiến phát triển vì cộng đồng (NICE) ra đời.

Tại buổi lễ, nhà báo Đinh Đức Hoàng nói về lý do mà NICE ra đời: Đầu tiên, các vấn đề của xã hội là rất đa dạng và cần những cách giải quyết khác nhau. Thứ hai, ngay lúc này, đang có rất nhiều sáng kiến vì cộng đồng đã quan tâm và mong muốn giải quyết những vấn đề đa dạng đó. Thứ ba, rất nhiều trong số những sáng kiến đó không được biết tới và không nhận được sự quan tâm, hay sự hỗ trợ nguồn lực như chúng xứng đáng. “Cuối cùng, chúng tôi tin rằng truyền thông có thể giải quyết được một phần vấn đề”.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 4

NICE tập hợp các sáng kiến xã hội lại thành một nền tảng. Hàng chục, hàng trăm sáng kiến khác nhau, sau xét duyệt của Hội đồng giám tuyển, sẽ xuất hiện trên nền tảng đó. Trên nền tảng này, rất nhiều dạng kết nối có thể được tạo ra.

Nếu mỗi dự án cộng đồng là một nghệ sĩ, thì NICE sẽ trở thành một gallery khổng lồ. Những nhà tài trợ có thể tìm thấy những dự án xã hội phù hợp với quan niệm của họ, mà họ chưa từng biết có tồn tại. Những tình nguyện viên - các bạn thanh niên, sinh viên, giới trí thức hay bất kỳ ai - có thêm lựa chọn về phương án đóng góp cho cộng đồng.

Bản thân các sáng kiến trong mạng lưới cũng có thể hỗ trợ lẫn nhau, bằng kiến thức, bằng nguồn vốn con người hay tài chính. Người đi trước dìu dắt người đi sau. Báo chí, hay giới truyền thông nói chung, có thể tìm thấy trong mạng lưới những câu chuyện nhân văn - mà thường ngày họ phải vất vả tự đi săn lùng. Rất nhiều dạng kết nối khác có thể được tạo ra.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 5
Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 6

Trên nền tảng của NICE, mọi dạng kết nối có thể được tạo ra. Những tình nguyện viên, nhà tài trợ, nhà truyền thông, có thêm cách thức tham gia vào hoạt động vì cộng đồng. Các sáng kiến tìm được thêm nguồn lực. Đến nay, sau một thời gian ngắn kêu gọi và xét duyệt, NICE đã trở thành nơi tụ hội của nhiều sáng kiến.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 7

Có thể kể đến:

Vì giấc mơ em - Những đứa trẻ không quốc tịch

Con cái của những người dân tị nạn ở khu vực ấp Tà Dơ, xã Tân Thành, Tân Châu, Tây Ninh phiêu bạt từ Biển Hồ Tonle Sap, Campuchia về đây theo cha mẹ. Chúng không có một manh giấy chứng sinh, đồng nghĩa với việc không được đến trường. Cái nghèo tạo ra tình trạng thiếu dinh dưỡng, lao động sớm và một tương lai bất định.

EcoFish - Chú cá khổng lồ

EcoFish xây dựng mô hình cá khổng lồ bằng tre đi cùng các hoạt động, chương trình giáo dục nâng cao ý thức phân loại rác nhựa tại trường học. Hình ảnh chú cá khổng lồ chứa đầy rác nhựa bên trong sẽ là lời nhắc nhở trực quan nhất cho giới trẻ về mối nguy hại do ô nhiễm rác nhựa mang lại.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 8

CODES Campaign - Phục hồi sinh kế sau bão lũ

Đa số người dân vùng lũ đều đang mang nợ, trông chờ vào mùa vụ sinh kế nay đã bị mất đi để trả nợ. Chiến dịch của CODES cung cấp một nguồn vốn sinh kế để các hộ dân mượn nhằm phục hồi mùa vụ và nguồn vốn này sẽ trở thành quỹ dự phỏng rủi ro sinh kế được quản lý quay vòng tại cộng đồng.

Tiệm giặt là người Điếc - Mơ ước của những cô gái trẻ

Tiệm giặt là của người Điếc hoạt động đúng như tên gọi của nó. Toàn bộ lợi nhuận của cửa tiệm này sẽ được sử dụng để tổ chức các lớp học kỹ năng sống cho người Điếc - nhóm gặp khó khăn trong tham gia hoạt động giáo dục truyền thống.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 9

Imagine Philharmonic - Dàn giao hưởng của người khuyết tật

Imagine Philharmonic được tạo thành bởi những nhạc công khuyết tật đường phố và những sinh viên giỏi của Nhạc viện TP HCM. Họ cùng nhau kết hợp, tập luyện để tạo ra một dàn nhạc thính phòng chơi âm nhạc chất lượng cao - với mục tiêu bán vé cho công chúng.

Thương Thương - Ước mơ của người xương thủy tinh

Thương Thương Handmade là cơ sở sản xuất sản phẩm quà tặng mỹ nghệ từ kỹ thuật quấn giấy quilling. Cơ sở vận hành bởi các bạn trẻ yếu thế, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với sức khoẻ và thời gian chữa bệnh.

Vụn Art - Hợp tác xã của người yếu thế

Vụn Art sản xuất sản phẩm gia dụng mang hình ảnh nghệ thuật dân gian truyền thống từ ghép vải lụa. Nhân sự sáng tạo các sản phẩm này là người khuyết tật và phụ nữ yếu thế.

Hợp ca Hy vọng - Dàn hợp ca của người mù

Hợp ca Hy vọng là dàn hợp ca của những nghệ sĩ khiếm thị - với mong muốn tạo thành một nhóm biểu diễn chuyên nghiệp trên các sân khấu lớn. Dàn hợp ca Hy vọng được dẫn dắt bởi GS Tôn Thất Triêm, một nhân vật kỳ cựu của làng nghiên cứu âm nhạc Việt Nam.

Salon tóc Thành Nguyễn - Nơi học nghề của người Điếc

Team salon tóc Thành Nguyễn kinh doanh dịch vụ làm tóc và trang điểm, đồng thời tổ chức các khoá đào tạo, dành cho các bạn Điếc và Khiếm thính. Bên cạnh salon tóc vận hành bởi người Điếc và Khiếm thính, team Thành Nguyễn đào tạo các bạn yếu thế về thính lực ngôn ngữ ký hiệu, các môn văn hoá phổ thông, tiếng Việt và kỹ năng sống.

Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 10
Để các dự án xã hội không bị 'bỏ lại phía sau' ảnh 11

Bài: PV

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.