Để lọt chất gây ung thư ra ngoài: Trách nhiệm thuộc về ai?

Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan khẳng định, trách nhiệm đầu tiên trong vụ nhập và quản lý hàng nghìn tấn hoạt chất Salbutamol thuộc về Bộ Y tế.
Để lọt chất gây ung thư ra ngoài: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thông tin từ Cục cảnh sát môi trường cho thấy trong 2 năm 2014 và 2015, Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu Salbutamol cho 20 doanh nghiệp. Trong đó, đã có 16 doanh nghiệp nhập khẩu về với khối lượng 9,1 tấn và đã có khoảng 6 tấn đã bán ra thị trường. Trên thực tế, việc sử dụng Salbutamol đúng mục đích chỉ được hơn 10kg.

Điều này khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng bởi Salbutamol là chất có thể gây ung thư, được tuồn ra ngoài dùng tràn lan để chăn nuôi heo, cung cấp thực phẩm cho người. Tuy nhiên, số liệu các Bộ, ngành đưa ra lại “vênh” nhau và chưa đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm cho vụ việc này, đặc biệt đối với sức khỏe của hàng triệu người dân ăn phải thịt heo chứa chất cấm.

Trao đổi với phóng viên VOV.VN tại hành lang kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII, đại biểu Quốc hội TP HCM Phạm Khánh Phong Lan (Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM) khẳng định, trách nhiệm đầu tiên trong vụ việc này thuộc về Bộ Y tế.

Có khuất tất trong việc nhập Salbutamol

PV: Thưa đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan, theo bà, trách nhiệm để lọt hàng tấn chất cấm ra ngoài, sử dụng sai mục đích thuộc về cơ quan nào?

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: Salbutamol là một dược chất, cho nên trách nhiệm đầu tiên thuộc về ngành Y tế. Không chỉ Salbutamol mà tất cả các dược chất khác, những hoạt chất nhập khẩu nguyên liệu về làm thuốc nếu như sử dụng sai mục đích sẽ dẫn đến hậu quả hết sức tai hại.

Cho nên, ngành Dược là ngành kinh doanh có điều kiện và chúng ta có đầy đủ hệ thống về cấp giấy kinh doanh, thực hành tốt phân phối thuốc, nhập khẩu… cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta vận hành như thế nào, cơ chế hậu kiểm ra sao?

Để lọt chất gây ung thư ra ngoài: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 1

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan.

Tôi nghĩ, vụ việc này lặp lại bài học trước đây về tiền chất Pseudoephedrine. Tức là các quy định thì nhiều, có vẻ rất chặt chẽ nhưng sau đó tiền chất này vẫn xuất hiện trên thị trường và rất nhiều doanh nghiệp nhập về, không phải vì mục đích dùng làm thuốc, mà tiền chất cho ma túy. Còn với Salbutamol thì làm chất tạo nạc cho thịt heo.

Tôi xin khẳng định, đã là dược chất sử dụng sai mục đích đều có hại. Do đó, bây giờ chúng ta phải xem lại cơ chế quản lý. Như việc nhập khẩu Salbutamol vừa xảy ra. Mỗi chuyện nhập khẩu chính thức, chưa nói nhập lậu, số lượng là bao nhiêu mà các Bộ (Công an, Nông nghiệp – Phát triển nông thôn, Y tế - PV) còn cãi nhau như thế này thì không ổn.

Theo tôi, ở đây cần phân cấp quản lý. Chúng ta không có sự liên thông nào để cung cấp thông tin cho nhau, để khi thấy có sự gia tăng bất thường về số lượng nhập khẩu thì phải đặt dấu hỏi và thông báo để các cơ quan chức năng cùng nhau kiểm soát, xem thực sự những hoạt chất đó nhập về có được sử dụng đúng mục đích hay không?

Số lượng các nhà máy chúng ta biết, số đăng ký cũng biết, bao nhiêu doanh nghiệp sản xuất loại thuốc đó và tổng đưa ra thị trường là bao nhiêu cần phải nắm được. Như vậy, nếu như có con số chênh lệch với hóa dược nhập khẩu thì có thể suy ra ngay. Do đó có những khuất tất ở đây, vì doanh nghiệp đưa ra với mục đích khác.

Thực tế qua kiểm tra của Cục quản lý dược mới đây, khi xảy ra chuyện Salbutamol bị tuồn ra ngoài, cũng đã phát hiện ra một số công ty hóa dược nhập khẩu về nhưng sau đó không phải bán cho các nhà máy để làm thuốc mà cho mục đích khác. Ở đây có lỗ hổng, cơ quan quản lý chỉ cấp phép, còn doanh nghiệp làm gì thì không biết.

PV: Bà có bình luận gì về con số nhập khẩu Salbutamol được đưa ra?

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: Tôi không có tư cách gì để đưa ra một con số cụ thể, vì tôi đâu có được báo cáo về vấn đề này? Tuy nhiên ở đây cho thấy một điều đáng buồn, là con số thống kê của chúng ta có vấn đề. Tại kỳ họp Quốc hội cũng đã chỉ rõ.

Ngay cả số liệu Salbutamol được nhập chính thức cũng không chính xác, con số không thống nhất, thì làm sao chúng ta thống kê được số lượng nhập lậu. Tôi nghĩ, bây giờ thời buổi công nghệ thông tin đầy đủ, chúng ta có thể làm được.

Nếu như thị trường có nhu cầu mà chúng ta kiểm soát biên giới không tốt thì ắt sẽ có nhập lậu. Như vậy thì làm sao có thể quản lý tốt được? Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các Bộ ngành cũng chưa tốt. Rõ ràng việc “gác cửa” cho người dân rất hên xui. Salbutamol mới chỉ là bề nổi, còn bao nhiêu dược chất khác nữa cũng cần lưu tâm.

Tác hại khôn lường khi ăn thịt heo tồn dư chất cấm

PV: Salbutamol có tác hại như thế nào nếu không được sử dụng đúng mục đích, thưa bà?

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: Bản thân Salbutamol là một dược chất, nên phải được sử dụng đúng mục đích làm thuốc. Chúng ta có điều luật để quản lý, nếu làm thuốc giả hay thuốc kém chất lượng thì xử phạt rất nặng. Trong trường hợp Salbutamol sử dụng làm chất tạo nạc và nó lưu trữ trong thịt heo, con người ăn vào sẽ tích tụ trong cơ thể.

Để lọt chất gây ung thư ra ngoài: Trách nhiệm thuộc về ai? ảnh 2

Rõ ràng khi ăn vào ngoài ý muốn, người dân không biết, vậy có khác nào người dân tiêu thụ thuốc kém chất lượng? Đương nhiên mỗi loại dược chất đều có cơ chế đặc thù, nhưng nếu như người dân đó mai sau khi cần sử dụng thuốc thật thì sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, chưa kể mỗi loại thuốc bên cạnh tác dụng chính còn có tác dụng phụ.

Ở đây người dân ăn thịt heo chứ đâu phải trị bệnh, vì thế người dân phải chịu cả tác dụng dược lý của Salbutamol cũng như tác dụng phụ của nó. Do đó sẽ có nguy cơ ngộ độc, nguy cơ về mặt sức khỏe… Tùy từng hoạt chất phải có nghiên cứu thấu đáo thì mới kết luận, nhưng chắc chắn là rất có hại.

PV: Là một nhà quản lý về dược, bà có khuyến nghị gì sau sự việc này?

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan: Tôi cho rằng, cần phải xem xét lại cơ chế phối hợp quản lý. Chính vì vậy đóng góp về Luật Dược, tôi đề nghị xem lại mô hình quản lý.

Còn bây giờ “cơ chế chịu trách nhiệm tập thể” thì thật chán ngán. Cái gì cũng tập thể, chung chung; còn người ký cho nhập về họ sẽ cãi là tập thể quyết, nhưng lúc thành tích thì là của cá nhân.

Cho nên chúng ta cần một bộ máy đủ sức mạnh, không bị can thiệp, không chồng chéo và không đổ lỗi trách nhiệm cho nhau. Các nước đã thực hiện rồi và chúng ta càng phải làm cấp bách hơn, nếu không mãi mãi người dân cuối cùng lãnh đủ hết.

PV: Xin cảm ơn bà!.

Theo VOV

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.