Chủ tịch tập đoàn Him Lam - Dương Công Minh
Là ông chủ của một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất (nếu tính theo vốn điều lệ), ít người biết, cựu sinh viên Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân) từng là đại tá trong quân đội và có hơn 13 năm làm quản lý tại các doanh nghiệp của ngành, trong đó có công ty Xuất nhập khẩu Bộ Quốc Phòng. Ngay cả cái tên mà ông chọn đặt cho tập đoàn của mình cũng mang đầy chất lính mà ông từng chia sẻ rằng: "Đây là địa danh gắn với chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Chúng tôi muốn công ty của mình cũng gây được tiếng vang như thế trong tương lai”.
Từng thất bại trong những ngày đầu rời quân ngũ ra kinh doanh riêng với thương vụ buôn xoài xuất sang Trung Quốc, ông Minh phải bán căn nhà rộng 1.000 m2 để trả nợ. Chính từ những rắc rối gặp phải khi thực hiện các giấy tờ nhà đất mà doanh nhân này đã quyết định mở công ty chuyên về dịch vụ này, với mức lợi nhuận lên tới 300%. Từ đây, ông mở công ty phát triển dự án và xây dựng nhà ở, rồi đến sân golf. Hiện Him Lam có vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng, và vị chủ tịch này được xem là một trong những đại gia Việt ẩn danh trên sàn chứng khoán.
"Chúa đảo" Tuần Châu - Đào Hồng Tuyển
Từng là chiến sĩ thuộc binh đoàn tàu không số - lực lượng vũ trang huyền thoại của Việt Nam - vào những năm cuối của cuộc chiến trang chống Mỹ, doanh nhân Đào Hồng Tuyển đã có thời gian dài gắn bó với màu áo lính. Ông cũng giữ chức Uỷ viên Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó chủ tịch Hội cựu chiến binh đoàn tàu không số thuộc lực lượng Hải quân.
Rời quân ngũ vào những năm 80 với số tiền trợ cấp xin việc ít ỏi, Đào Hồng Tuyển từng quyết định trụ lại ở Sài Gòn để lập nghiệp dù khi ấy ông không có nghề, không nơi ở, phải kiếm sống bằng việc dọn chuồng lợn, bưng bia tại các quán nhậu. Đến những năm 90, ông dồn vốn mua lại các xí nghiệp của chế độ cũ và xây dựng nhà máy sản xuất nước giải khát, phân bón...
Năm 1997, ông Đào Hồng Tuyển - khi đó là Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc - đã quyết định đổ khoảng 80 tỷ đồng để xây con đường độc đạo xuyên biển, nối Tuần Châu với đất liền đổi lại được khai thác 98 ha đất trên đảo. Ông lập ra tập đoàn Tuần Châu, xây dựng hàng loạt công trình vui chơi và nghỉ dưỡng tại hòn đảo này, và trở thành một trong những đại gia giàu nhất Việt Nam.
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc REE - Nguyễn Thị Mai Thanh
Là một trong những nữ doanh nhân xuất sắc nhất tại Việt Nam, nhiều lần được các tạp chí danh tiếng quốc tế vinh danh, nhưng ít ai biết bà chủ REE đã từng khoác màu áo lính. Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống quân đội, bà Thanh sớm gia nhập quân ngũ khi mới 16 tuổi. Bà trở thành người lính quân y của mặt trận miền Đông Nam Bộ trong suốt 6 năm, trước khi được cử ra Bắc học văn hóa.
Tin liên quan
- Bí ẩn đại gia xây tượng phật lớn nhất Đông Nam Á
- Những "doanh nhân showbiz" tên tuổi còn hot hơn cả nghệ sĩ
- Doanh nhân "đại gia" sắp cưới của HH Trúc Diễm giàu cỡ nào?