Doanh nghiệp nội: Vì sao không làm nổi sạc pin và ốc vít?

Một số DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ thú nhận nguyên nhân vì sao không làm nổi sạc pin và ốc vít... trước lời "chê" lạc hậu của doanh nghiệp ngoại.
Doanh nghiệp nội: Vì sao không làm nổi sạc pin và ốc vít?

Chưa làm đã sợ khó

Doanh nghiệp nội: Vì sao không làm nổi sạc pin và ốc vít? - anh 1

DN hỗ trợ Việt Nam đang loay hoay tìm đường vào chuỗi cung ứng của các Tập đoàn sản xuất đa quốc gia. Ảnh: Như Ý

GS Nguyễn Mại (nguyên Thứ trưởng KH&ĐT, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài)-người chứng kiến lời “chê” từ phía Samsung trong cuộc hội thảo, cho biết, trong số 93 DN cung ứng hàng phụ trợ (cho Samsung) chỉ có 7 đơn vị Việt Nam. Trong khi đây là thị trường đầy tiềm năng, riêng Samsung năm 2013 đã chi 19,8 tỷ USD mua linh phụ kiện.

“Có người hỏi tôi, trong danh mục các mặt hàng linh phụ kiện mà Samsung mong các DN trong nước thực hiện, có bao nhiêu cái ta làm được? Tôi nói không DN nào làm được, do chúng ta chưa bao giờ quan tâm tới lĩnh vực này, dù đó là cái sạc pin, ốc vít…”.

Bà Nguyễn Thị Tuyển (Phó phòng Kinh doanh, Cty Tabuchi Electric Việt Nam) cho biết, công ty bà dù của Nhật Bản cũng chỉ đạt được 7/8 tiêu chí Samsung đặt ra, như chất lượng, bảo hộ lao động, ổn định… còn tiêu chí giá cả không thể (Samsung đưa giá rất thấp). Tuy nhiên, số DN có được điều này cũng không nhiều.

“Chúng tôi muốn cạnh tranh với các DN đang cung cấp linh kiện hiện tại của Samsung đã rất khó, với DN Việt càng khó”, bà Tuyển nói. Theo đó, DN Việt chủ yếu vừa và nhỏ, sản phẩm làm ra có thể cạnh tranh về giá, nhưng công nghệ, chất lượng, chứng nhận môi trường… hầu như không đạt.

Theo bà Tuyển, để khắc phục, trước tiên các DN Việt phải chủ động, tự cải thiện và nâng cao năng lực. Bên cạnh đó, DN cần thêm hỗ trợ của nhà nước về vốn, công nghệ mới có thể nâng cấp và đáp ứng yêu cầu của các khách hàng lớn.

“Có thể tạo nên làn sóng mới đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, hy vọng thời gian tới sẽ có 15-20 DN có thể làm sản phẩm hỗ trợ cho những tên tuổi lớn”.
GS Nguyễn Mại
Ông Đinh Văn Tuấn (Trưởng phòng Kinh doanh, Nhà máy Nhôm Đông Anh) cho rằng, ngoài yếu tố về công nghệ, quản lý chất lượng cũng là điểm yếu của DN Việt.

Theo đó, công ty ông mỗi tháng cung ứng khoảng 10.000 ống cho máy hút bụi của Samsung, nhưng một số khâu cũng phải liên kết với đơn vị khác thực hiện.

“Nếu biết liên kết, mỗi DN làm một phần, tôi tin các DN Việt có thể làm được các linh kiện yêu cầu kỹ thuật cao. Nhưng để tự DN liên kết sẽ rất khó, cần có người đứng ra để kết nối các DN”, ông Tuấn nói.

Về giá cả, theo ông Đinh Văn Tuấn, các DN chưa bắt tay vào làm nên nói giá đối tác đưa ra quá thấp. Thực tế công ty ông đã làm và chứng minh điều ngược lại, khi hầu hết sản phẩm làm ra dựa trên hệ thống máy móc sẵn có, đầu tư cũng chỉ phần nhỏ.

Phó GĐ Cty TNHH Công nghệ Hoàng Anh (Bắc Ninh) Nguyễn Thị Xinh cho biết: “Làm sản phẩm cho Samsung cũng không quá khó. Một số sản phẩm trước đây đã làm, giờ họ cung cấp bản vẽ để mình làm theo. Nếu mình làm không đúng sản phẩm họ không mua. Cái khó, có chăng là năng lực của kỹ thuật viên có đáp ứng được hay không”, bà Xinh nói.

Dùng lợi thế DN nhà nước?

GS Nguyễn Mại cho biết, sau 25 năm thu hút FDI, việc lan tỏa của khối này sang các DN Việt còn hạn chế, đặc biệt trong công nghiệp hỗ trợ. Theo GS Mại, chủ yếu do nước ta chưa có chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ quốc gia nhằm tạo ra sản phẩm số lượng lớn. Trong khi đó, Thái Lan tập trung phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, Malaysia chủ yếu hỗ trợ ngành điện và điện tử.

“Kinh nghiệm cho thấy, mỗi nước chỉ nên tập trung vào một vài ngành công nghiệp hỗ trợ, từ đó hình thành một số DN có tiềm lực và quy mô lớn của thế giới”, GS Mại nói.

Theo GS Mại, sau 14 năm không thành công trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ (từ năm 2001 tới nay), Chính phủ đang quyết định thay đổi chính sách, ưu tiên sản xuất hàng phụ trợ cho ngành công nghệ cao. Chính phủ đã có chủ trương lập quỹ phát triển công nghiệp hỗ trợ, với số vốn ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, các địa phương cũng quan tâm hơn tới công nghiệp hỗ trợ, như Bắc Ninh, Thái Nguyên quan tâm tới Samsung; TPHCM tiếp cận với Intel; các hãng sản xuất lớn như LG, Nokia, Samsung, Intel, Canon… cũng mong muốn tìm DN hỗ trợ trong nước để giảm chi phí.

“Những điều này có thể tạo nên làn sóng mới đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, hy vọng thời gian tới sẽ có 15-20 DN có thể làm sản phẩm hỗ trợ cho những tên tuổi lớn”, GS Mại nói.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, TS Nguyễn Đức Kiên cho rằng, hiện các DN nhỏ và vừa chưa thể đáp ứng được yêu cầu công nghệ cao của các tập đoàn lớn nước ngoài.

“Quá trình tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu DN nhà nước ở thời điểm hiện nay cần có cái nhìn khác. Trước yêu cầu về phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt về vốn, công nghệ, nhân lực… liệu chúng ta có cần ồ ạt cổ phần hóa DN nhà nước hay không”, ông Kiên nói.

Theo đó, ông Kiên đề xuất, DN nhà nước có thể dùng vốn ngân sách đầu tư máy móc sản xuất linh phụ kiện đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất. Sau đó mới cổ phần hóa để thu hút vốn xã hội và trả vốn cho ngân sách.

Theo kế hoạch, những chính sách ưu tiên, ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sẽ được Quốc hội bàn thảo trong Luật Đầu tư (sửa đổi), vào tháng 10 tới.

Theo Tiền Phong

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.