Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?'

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?'

Dù sáng sớm hay tối khuya, là mưa hay nắng, vượt qua những giờ làm việc liên tục bỏ dở cả bữa ăn thì họ, những cán bộ đang làm việc tại Sân bay quốc tế Vân Đồn vẫn luôn sẵn sàng túc trực đảm bảo an toàn tiếp đón những đồng bào vừa trở về từ  vùng dịch. 

________________

Khi nhìn hình ảnh trên mạng xã hội về những cán bộ hàng không trong bộ đồ bảo hộ màu xanh, trắng trùm kín từ đầu tới chân đang tranh thủ ăn, ngủ trên ghế, dưới sàn hay bất cứ vị trí nào thuận tiện trong cuộc chiến với Covid-19, tôi đã nghĩ khi có cơ hội gặp phóng viên, họ sẽ “tranh thủ” kể về những vất vả nắng mưa, nguy hiểm rủi ro khi đón các chuyến bay vùng dịch. Vậy nhưng, câu chuyện của nhân viên an ninh, nhân viên chăm sóc khách hàng hay nhân viên chuyển hàng tại Sân bay Vân Đồn… đều chỉ xoay quanh những xúc cảm ấm áp xen lẫn tự hào mà họ, những người làm trong sự nghiệp hàng không lần đầu trải nghiệm.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 1

13 năm làm việc trong ngành hàng không, anh Nguyễn Hoàng Mỹ, Trưởng phòng An ninh hàng không thuộc Sân bay Vân Đồn không thể quên những hình ảnh xúc động của chuyến bay từ Hàn Quốc về. Đó là chuyện một nữ nhân viên y tế vừa vệ sinh khử khuẩn xong, đang ăn dở ổ bánh mỳ thì nghe tin có một em bé sơ sinh không có bố mẹ về cùng cần chăm sóc. Cô liền mặc đồ bảo hộ, thay khẩu trang và găng tay mới và nhanh chóng đến hiện trường để chăm sóc và cho em bé uống sữa, dỗ em bé nín khóc. Thuần thục như một người mẹ dù cô chưa hề nuôi con nhỏ.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 2

“Tôi cảm nhận được sự gắn kết vô hình giữa những người dù chưa từng gặp mặt, nhưng lại gần gũi, quan tâm tới nhau như máu thịt trong lúc khó khăn”, anh Mỹ nói.

Có lẽ, cảm xúc đặc biệt trong các chuyến bay giải cứu mà không một chuyến bay nào trong đời có thể mang tới đó là tình đồng bào thiêng liêng.

Thứ tình cảm mà anh Nguyễn Hải Linh, Tổ trưởng Tổ bốc xếp hành lý, hàng hoá thuộc sân bay Vân Đồn chia sẻ rằng: “Chúng tôi làm việc không chỉ với tâm thế là những người phục vụ những chuyến bay cho những hành khách bình thường mà cho đồng bào của mình, là anh chị em, bố, mẹ của những người Việt Nam ở nhà. Chúng tôi thấy được từ sâu bên trong mình mối gắn kết này, thấy được mình đang làm những việc không đơn thuần là nhiệm vụ mà còn là tình cảm, tình người”.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 3
Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 4

Chính sự thôi thúc vì trách nhiệm với cộng đồng ấy đã giúp cho những anh chị em sân bay vượt qua được nhiều rào cản khác nhau, đơn cử như nỗi lo lắng của gia đình về nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Như anh Ngô Thanh Tùng, nhân viên phục vụ hành khách thuộc Sân bay Vân Đồn, một trong những thành viên “cứng” liên tiếp đón các chuyến bay từ tâm dịch Vũ Hán, Đức, Anh, Pháp đã phải làm công tác tư tưởng với gia đình rất kỹ càng khi được phân công thực hiện đón các chuyến bay đặc biệt: “Mẹ tôi vẫn khuyên nên tránh đi nếu có thể. Tuy nhiên, tôi trả lời với mẹ rằng làm sao mà tránh được, tránh thì ai làm. Phải đối đầu thôi. Tôi nghĩ dịch còn có thể kéo dài và với kinh nghiệm mà mình có được tôi vẫn vững tin và làm tốt nhất có thể”.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 5

25 chuyến bay giải cứu từng đáp xuống Sân bay Vân Đồn, và không có bất kỳ chuyến nào giống nhau. Có khi lịch điều động  chỉ đến trước… 1 tiếng. Có khi vừa đón xong 1 lượt khách, anh em thay đồ, sát khuẩn đi về nhà, bưng bát cơm lên lại nghe tin sắp đón chuyến mới. Hộc tốc đi xe từ nhà tới sân bay thì sếp lại thông báo lịch đã…hoãn.

Tất cả những lịch trình thất thường đó đòi hỏi đội ngũ nhân viên sân bay phải ứng phó linh hoạt và kịp thời. Tuy nhiên, đây là cơ hội để mọi người trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng chịu áp lực để đối phó với những rủi ro thường gặp trong ngành hàng không. Vì thế nhiều nhân viên sẵn sàng tham gia, dù tâm lý ban đầu có thể e ngại, nhưng làm việc và đúc rút được những kinh nghiệm quý giá khiến cho các cán bộ nhân viên như anh Tùng càng vững hơn về nghề. “Chúng tôi tự tin rằng mình có thể áp dụng quy trình này trong bất cứ hoàn cảnh dịch dã nào”, Tùng chia sẻ.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 6
Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 7

Không phải vô tình khi liên tiếp những chuyến bay đặc biệt đáp xuống sân bay Vân Đồn trong thời gian qua song chưa có một vấn đề nào đáng tiếc xảy ra; chuyện khách hàng phản ứng khó chịu với sân bay, sốt ruột vì chờ đợi…chưa từng xảy ra tại đây.

Bởi sân bay đã xây nên một quy trình chặt chẽ, đảm  bảo an toàn và rút ngắn tối đa thời gian. Ông Phạm Ngọc Sáu, Giám đốc sân bay Vân Đồn chia sẻ: “Con người, phương tiện và quy trình chính là 3 mũi nhọn tạo nên sức mạnh cho chúng tôi, đảm bảo việc khai thác sân bay tốt nhất. So với những chuyến bay giải cứu đầu tiên, chúng tôi đã hình thành được tâm lý vững vàng, trang bị những kỹ năng cần thiết nên việc đón tiếp trở nên nhanh chóng hơn. Đến nay chúng tôi có thể tin tưởng và đảm bảo việc lây nhiễm khó có thể xảy ra với nhân viên. Việc lây chéo giữa các hành khách với nhau khi xuống sân bay cũng giảm thiểu ở mức thấp nhất”.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 8

Ông Phạm Ngọc Sáu nhấn mạnh, quy trình xử lý khi máy bay hạ cánh đã được đội ngũ cán bộ sân bay tuân thủ nghiêm ngặt. Máy bay sẽ đậu ở bãi đỗ xa và sau đó xe bus chở lần lượt hành khách vào làm thủ tục ở khu vực ngoài trời thay vì trong nhà ga kín. Sau khi khách được kiểm tra thân nhiệt, làm tờ khai y tế điện tử, thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, lấy hành lý để lên các xe quân sự, sẽ được chở thẳng đến các khu vực cách ly. Quy trình cách ly ngặt nghèo ấy lý giải cho việc trường hợp bệnh nhân 18 về từ vùng dịch Hàn Quốc vừa qua tại Sân bay Vân Đồn đưa đi cách ly ngay, đến nay khỏe mạnh và không lây nhiễm thêm cho bất kỳ ai.

Dù khó khăn nhưng những “người hùng thầm lặng” ở Sân bay Vân Đồn vẫn tự hào đã đóng góp phần nào công sức nào để làm nên hình ảnh một sân bay chuyên nghiệp, luôn “trực chiến” đón đồng bào về nước trong mùa dịch.

Đón người Việt từ vùng dịch: 'Mình không làm thì ai làm?' ảnh 9

Bài: Phan Khánh

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?