Đừng đổ xô mua hàng tích trữ vì Corona

Trái ngược với một số người đi mua hàng về dự trữ thì đa số mọi người cho rằng không nên làm như vậy.  
Đừng đổ xô mua hàng tích trữ vì Corona

Dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) đang xảy ra và lan nhanh, tính đến ngày 11-2, số lượng người tử vong đã lên tới con số hơn 1.000.

Trong tình hình dịch vẫn tiếp tục kéo dài và không có dấu hiệu dừng lại, nhiều gia đình đã có tâm lý mua hàng tích trữ để ứng phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, đối nghịch lại với tâm lý đó, cũng không ít người cho rằng không cần thiết phải làm như vậy.

Vẫn còn tâm lý mua hàng tích trữ

Anh Hoàng Văn Đại (đang làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 2, quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết từ khi có khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chức năng thông báo hạn chế di chuyển nếu không cần thiết, tránh tụ tập nơi đông người, anh cũng ít ra ngoài ăn hơn. Thay vì trước đây một tuần ăn ba, bốn bữa ở bên ngoài thì giờ anh mua đồ về nhà nấu ăn cả tuần.

“Nhận thấy sự nguy hiểm của dịch bệnh, cộng với những thông tin trên mạng nói có thể sẽ thiếu hụt thực phẩm nên cách đây vài ngày tôi chạy ra chợ đầu mối nông sản Thủ Đức để mua đồ về cho gia đình ăn cả tuần. Thấy lượng thực phẩm ngoài chợ đầu mối có vẻ như không đến nỗi thiếu hụt lắm nhưng thôi cứ mua về cho chắc” - anh Đại nói.

Một trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Yến Nhạn (quận 7, TP.HCM) cũng chia sẻ: “Gia đình tôi không có thói quen ăn ngoài tiệm nên trước khi có dịch hay giờ đang có dịch thì thói quen đó vẫn vậy.

Tuy nhiên, trước đây thay vì ngày nào tôi cũng đi chợ mua đồ thì nay tôi đi chợ một lần để mua đồ về ăn cho hai tuần. Sở dĩ đi mua số lượng lớn thực phẩm phần là vì ngại tiếp xúc những nơi đông người, phần là vì sợ thực phẩm khan hiếm rồi tăng giá lên cao”.

Đừng đổ xô mua hàng tích trữ vì Corona ảnh 1

Ở chợ Gò Vấp (TP.HCM), tiểu thương cho biết lượng hàng hóa vẫn luôn ổn định.

Không nên mua hàng dự trữ

Bên cạnh tâm lý của một số người vì sợ thiếu lương thực, thực phẩm, đi mua hàng về dự trữ thì phần còn lại mọi người đều cho rằng với tình hình như hiện tại thì việc làm này là không nên, không tới mức quá nghiêm trọng để làm điều này.

Chị Bùi Kim Quyên (nhân viên văn phòng) so sánh với câu chuyện của người dân Nhật Bản trong trận động đất lịch sử năm 2011. Chị cho biết thời điểm đó báo chí cả trong nước và thế giới đưa tin về trận động đất lịch sử, tuy nhiên câu chuyện mà chúng ta cần học hỏi ở người Nhật chính là văn hóa ứng xử.

“Sau khi động đất xảy ra, tưởng chừng sự khủng hoảng khiến cho nhiều người dân Nhật đi gom hàng tiêu dùng về nhà dự trữ lương thực để dùng dần. Nhưng không, chính vì khủng hoảng nên đa số người dân mới không tích trữ lương thực, mà mỗi người trích phần lương thực dư đó để dành cho những vùng đang gặp tai họa nặng hơn, cho những người cần hơn. Đây chính là hình ảnh mà chúng ta và nhiều nơi khác cần phải học hỏi: Bình tĩnh ứng phó và vì cái chung. Bởi lẽ dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra so với tình hình của Nhật năm 2011 vẫn chưa là gì” - chị Quyên chia sẻ.

Có chung quan điểm này, anh Tô Vĩnh Đạt (làm kinh doanh) cho biết: “Cuối tuần rồi tôi vào siêu thị mua đồ thì thấy rõ sự khác biệt so với ngày thường, nhiều khu vực bán hàng hết sản phẩm, rau củ quả. Ra cửa hàng Vissan ở Hậu Giang (quận 6) cũng hết sạch những loại thịt mà trước đây nhà tôi hay mua. Tôi thấy chúng ta không đến mức quá thiếu thốn để mà phải mua hàng về dự trữ. Hơn nữa, Sở Công Thương cũng như các chủ doanh nghiệp của nhiều siêu thị cũng đã phối hợp chủ động tăng 30%-50% nguồn hàng cho nên mọi người cũng không cần quá lo lắng để mà phải mua đồ về tích trữ”.

Không lo thiếu hàng trong tình hình dịch bệnh

Ngày 10-2, Sở Công Thương TP.HCM ban hành kế hoạch đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong giai đoạn ứng phó khẩn cấp đối với dịch Corona.

Sở sẽ vận động, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, dự trữ, cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, gồm lương thực như gạo, mì gói; thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả... Cam kết cung ứng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn.

Trong tháng 2, các doanh nghiệp sản xuất phối hợp với hệ thống phân phối sẽ tổ chức bán hàng giảm giá 10%-15% tùy theo mặt hàng đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Theo PLO
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.