G20 ra tuyên bố chung về kinh tế, y tế và môi trường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà lãnh đạo nhóm nước G20 đã nhất trí về một tuyên bố chung kêu gọi hành động "có ý nghĩa và hiệu quả" để hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu, nhưng lại khiến dư luận phẫn nộ vì chỉ đưa ra một vài cam kết cụ thể.
G20 ra tuyên bố chung về kinh tế, y tế và môi trường

Sau hai ngày làm việc, các nhà lãnh đạo G20 đã ra tuyên bố chung nêu bật những kết quả cụ thể đạt được trên 3 chủ đề trọng tâm: y tế, kinh tế và môi trường.

Trên lĩnh vực y tế, G20 khẳng định tiêm chủng vaccine là một trong những biện pháp quan trọng nhất chống đại dịch COVID-19, tái khẳng định quyết tâm mở rộng quy mô miễn dịch để mang lại lợi ích chung trên toàn cầu.

Liên quan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, G20 tái khẳng định cam kết duy trì nhiệt độ toàn cầu tăng không quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn trên 1,5 độ C vào giữa thế kỷ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Về lĩnh vực kinh tế, tuyên bố nhận định kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi nhưng còn khá chênh lệch giữa các nước và tiếp tục đối mặt nhiều rủi ro, đặc biệt là nguy cơ xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông thất vọng vì hội nghị G20 không thể đưa thêm những tuyên bố cụ thể và đổ lỗi cho Trung Quốc và Nga vì đã không đưa ra các đề xuất.

"Nga và Trung Quốc về cơ bản đã không thể hiện bất kỳ cam kết nào để đối phó với biến đổi khí hậu", ông Biden tuyên bố trước báo giới.

Tuy nhiên, Thủ tướng Ý Mario Draghi, người chủ trì hội nghị ở Rome, vẫn ca ngợi tuyên bố cuối cùng, cho rằng lần đầu tiên tất cả các quốc gia G20 đã đồng thuận về tầm quan trọng của việc hạn chế tình trạng ấm lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

"Chúng tôi đảm bảo rằng những giấc mơ của chúng ta không chỉ sống động mà còn đang tiến triển", ông Draghi phát biểu tại cuộc họp báo bế mạc, phủ nhận những lời chỉ trích từ các nhà bảo vệ môi trường rằng G20 đã không đi đủ xa để giải quyết cuộc khủng hoảng môi trường.

Các nước G20, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Mỹ, vốn chiếm 60% dân số thế giới và ước tính khoảng 80% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

1,5 độ C là ngưỡng mà các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho rằng phải được đáp ứng để tránh sự gia tăng mạnh mẽ của các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt như hạn hán, mưa bão và lũ lụt và để đạt được ngưỡng này, giới khoa học khuyến nghị thế giới nên đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Những nguy cơ do biến đổi khí hậu có thể trực tiếp tác động đến sự tồn vong của các quốc gia đang phát triển, đến sinh kế nhân hàng tỷ người và sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu.

Trung Quốc, quốc gia phát thải CO2 lớn nhất thế giới, đã đặt mục tiêu đến năm 2060, và các nước gây ô nhiễm lớn khác như Ấn Độ và Nga cũng không cam kết mục tiêu đến năm 2050.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết tuyên bố chung của G20 là một tín hiệu tốt cho hội nghị môi trường COP26, nhưng Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho rằng ông muốn thấy nhiều tham vọng hơn.

Thủ tướng Ý Draghi dự đoán rằng các quốc gia sẽ tiếp tục cải thiện kế hoạch giảm lượng khí thải carbon của họ trong những năm tới, đồng thời cho biết thêm rằng ông rất ngạc nhiên bởi những quốc gia như Trung Quốc và Nga đã thay đổi lập trường của họ trong những ngày gần đây.

“Đề xuất những điều khó thì rất dễ. Thế nhưng để thực hiện chúng lại rất khó", ông Draghi chỉ ra.

Tuyên bố cuối cùng của G20 bao gồm cam kết ngừng tài trợ cho việc sản xuất nhiệt điện than ở nước ngoài vào cuối năm nay, nhưng không ấn định thời gian biểu loại bỏ dần điện than mà chỉ hứa sẽ làm như vậy "càng sớm càng tốt".

G20 cũng không ấn định ngày loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, cho biết họ sẽ đặt mục tiêu làm như vậy "trong trung hạn".

Theo Reuters
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.