Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì

Cái tên Vân Trần với thương hiệu Bánh Mì 11 nổi tiếng khắp London không còn xa lạ với bạn trẻ Việt trong và ngoài nước. Rời New York sau khi kết thúc chương trình học tập để đến London làm việc tại một ngân hàng lớn, rồi từ bỏ tất cả, Vân lựa chọn bán bánh mì. Sự lựa chọn vì đam mê này đã giúp Bánh Mì 11 trở thành thương hiệu không thể bỏ qua tại London – Anh.
Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì

Mình được biết Vân đã có một thời gian học tập tại Mỹ, bạn có thể chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ nhất với nơi này?

Trong suốt kỳ nghĩ xuân năm thứ hai của tôi tại University of North Carolina- Chapel Hill, tôi gia nhập vào nhóm tình nguyện viên và lái xe xuống Atlanta để làm việc trong nơi ở của người vô gia cư. Buổi tối, chúng tôi đã trải qua trong một phòng tập thể dục nhà trường nơi được chuyển đổi thành nhà cho những người vô gia cư từ 6 giờ tối đến 6h sáng mỗi đêm. Chúng tôi giúp vận chuyển thực phẩm từ địa phương, lập bếp ăn, nấu bữa tối, thiết lập các trạm cứu thương, thiết lập các nhóm đọc và chỗ ngủ cho họ. Sau đó, chúng tôi thức cả đêm để tham gia, giúp đỡ và lắng nghe câu chuyện của họ. 6h sáng hôm sau, chúng tôi đóng gói tất cả mọi thứ 1 lần nữa và tất cả mọi người trở lại với đường phố.

Đó là đêm dài nhất trong cuộc đời tôi khi tôi được chứng kiến cái nghèo ở một nước thế giới thứ nhất. Chúng tôi chữa trị mụn nước bàn chân cho họ và tôi gần như muốn ngất đi vì cái mùi đó. Tôi nghĩ nền giáo dục tôi nhận được ở Mỹ nghiêng về việc tạo ra tác động thông qua dịch vụ cộng đồng hơn là về việc vươn lên dẫn đầu. Nó dạy tôi rằng thành quả cá nhân của tôi được đánh giá rõ nhất dựa trên việc tôi giúp được bao nhiêu người khác thành công.

Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 1

Vân đã bỏ công việc khá tốt tại Anh để theo đuổi đam mê của mình, điều gì khiến bạn đi đến quyết định liều lĩnh như thế?

Rời New York và chuyển đến London làm việc trong 1 ngân hàng lớn. Cuộc sống và làm việc ở thành phố lớn như New York làm tôi ngán những buổi trưa vội với bánh mì kẹp trong các cửa hàng tiện lợi. Đôi lúc tôi tự hỏi có phải mình đã bị nhấn chìm quá nhiều vào cuộc sống công nghiệp? Đến London, đầu tiên tôi chỉ nghĩ mình sẽ ở đây 3 tháng. Nhưng nhịp sống, cuộc sống ở London đã làm thay đổi tôi. Có thể nói, nó đã kéo tôi lại với bản thân mình. Và tôi nhìn thấy mình trong đó.

Và đó là lúc chúng tôi muốn dệt mơ ước của mình vào khúc vải London. Tôi muốn hiểu thành phố này như một người trong cuộc, như một người bản xứ chứ không phải là một người du mục. Ăn, ngủ, làm việc và cùng mơ giấc mơ London trong sự ấm ấp của con người nước Anh và sự hội tụ tinh hoa trong một thành phố quốc tế.

Năm 2008, bắt đầu bằng quầy chợ nhỏ cuối tuần ở Broadway market. Và rồi trong 2 năm, chúng tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm của báo chí và giải thưởng. Hoạt động của một quầy chợ không chỉ là một dự án của niềm đam mê vào mỗi duy nhất ngày thứ Bảy trong tuần mà dài hơn là cho chúng tôi một tuần đầy cơ hội. Tất cả mọi hoạt động một quầy chợ tưởng chừng như đơn giản nhưng cần một qui trình và chiến lượt quản trị để giữ cho mọi thứ hoạt động lâu dài.

Lúc nào cũng vậy khi đi qua một sự mạo hiểm bạn sẽ thấy mình thật liều lĩnh và hơn hết nữa bạn nhận ra nhiều thứ mà nếu được cho làm lại lần nữa bạn sẽ khắc phục tốt hơn. Tôi cũng vậy nếu như làm lại lần nữa tôi sẽ dành thời gian nhiều hơn cho kế hoạch chuẩn bị để mọi thứ hoàn hảo nhất.

Có rất nhiều thứ tôi đã làm mà nghĩ lại tôi nghĩ lúc đó mình thật hết sức điên rồ, như việc phục vụ hàng ngàn người ở một buổi hoà nhạc của JayZ trong một phần của Olympic London, hay lần dựng quầy bán bánh mì dưới mưa nhân kỷ niệm 60 năm nhậm chức của nữ hoàng (The Queen’s Diamond Jubilee) bên sông bờ sông Thames. Tôi vẫn không quên cảnh lúc đoàn tàu diễu hành đi ngang qua, mọi người đứng lại và reo hò, đó là cảm giác của niềm tự hào khi thoáng quá trong đầu tôi thấy tôi đang thực sự sống và có ý nghĩa. Hay lần ngắm phá hoa ở cầu Blackfrair vào cuối lễ hội ăn mừng Thị trưởng Trung tâm Tài chính Luân Đôn (London’s Lord Mayor’s festival).

Đó là rất nhiều nỗ lực, cố gắng và cả liều lĩnh, nhưng nếu chúng tôi không dám làm, chúng tôi đã không có cơ hội trải qua những khoảng khắc đó. Bây giờ tôi đang ở tuổi 30 và thú thật rằng tôi đã trở nên thận trọng hơn, nhưng tôi nghĩ, nhiệt huyết và tinh thần mạo hiểm (dám dấn thân) của tuổi hai mươi mới là điều làm thay đổi thế giới.

Cơ duyên nào khiến chị chọn Bánh Mì để kinh doanh mà không phải là một mặt hàng khác? Thương hiệu Bánh Mì 11 vừa quen nhưng cũng vừa lạ, bạn có thể chia sẻ thêm về cái tên thú vị này?

Tôi luôn bị mê hoặc và ám ảnh trong việc tạo ra các thứ phải đẹp và mang đến hạnh phúc cho con người trong cuộc sống. Suy nghĩ này đã giúp cho tôi không ngần ngại khi làm tất cả mọi thứ riêng mình. Với tôi trước đây sự trưởng thành và làm việc trong ngành công nghiệp ẩm thực hay mở một cửa hàng là thứ mà chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ chọn lựa.

Ngã ba này của công việc trùng với sự ra đi của Mẹ tôi, người bị một dạng ung thư hiếm. Tại thời điểm này, tôi vẫn còn làm việc cả ngày ở văn phòng, chủ yếu hầu hết thời gian là nghiêm trang tại bàn làm việc và ăn trưa tại các khu high street hay đồ ăn sẵn trong siêu thị. Chính sự ra đi của Mẹ làm tôi suy nghĩ nhiều hơn, ý thức nhiều hơn đến việc có bao nhiêu chất bảo quản, bao nhiêu chất phụ gia trong các thức ăn có sẵn ở tất cả các khu đô thị bận rộn. Và ngay cả khi mọi thứ đều tươi mới, thời hạn sử dụng của các sản phẩm làm cho chúng không tự nhiên bằng nhiều cách khi nó đi vào cơ thể chúng ta, đó là những gì đã nhắc nhở tôi lúc này cần phải “trăn trở”.

Chính bước ngoặc đó đã cho tôi một nhịp nghĩ để nhìn lại, dừng lại tìm một con đường để tái định nghĩa ăn uống lành mạnh, xác định lại chọn lựa nghề nghiệp và định nghĩa lại với thành công này sẽ mang đến cho tôi thêm những ý nghĩa quan trọng gì.

Chúng tôi là người đầu tiên kinh doanh bánh mì Việt Nam ở London. Thật khó để chọn ra món ngon nhất của Việt Nam để trở thành thế mạnh vì Phở dường như đã quá phổ biến ở các khu người Việt trên toàn thế giới. Tôi chọn bánh mì vì nó là một “ổ hài hoà”, bên ngoài mang cái nhìn rất phương Tây nhưng nội dung bên trong từng ổ là hương vị Việt Nam đậm đà.

Ở nước Anh đa phần mọi người biết đến đồ ăn Việt qua Phở. Ngay từ ngày đầu khi chúng tôi đã bắt đầu bằng 1 quầy chợ nhỏ cuối tuần Broadway Market chúng tôi quyết tâm gìn giữ cái tên tiếng Việt Bánh Mì chứ không muốn thay thế bằng bất kỳ cái tên nào khác và chọn nó thành tên của doanh nghiệp. Số 11 tượng trưng cho 11 mẫu cắn của tình yêu, của nổi nhớ quê nhà, của niềm mong mỏi mang hạnh phúc đến cho người khác thông qua ăn uống. Chính nhờ nổ lực của chúng tôi mà giờ đây “ bánh mì” nằm trong từ điển Oxford. Chúng tôi có thể nói là những người đầu tiên bán bánh mì ở đây và cố gắng giới thiệu cho thế giới biết đến ẩm thực Việt xinh đẹp như thế nào.

Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 2

Vân và Thuỳ Anh đồng sáng lập Bánh Mì 11

Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 3

Trong tương lai kế hoạch của bạn thế nào để mở rộng mô hình kinh doanh này?

Bếp Haus là dự án lớn của chúng tôi với nhiều hướng đi nội tại. Trong tương lai căn bếp đó sẽ ngày càng rộng lớn hơn. Cùng với thương hiệu Bánh Mì 11 và Bếp Haus chúng tôi còn cung cấp phục vụ đồ ăn cho các sự kiện, phân phối các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam, thực đơn đa dạng thay đổi theo mùa, với định hướng mở rộng nhiều chi nhánh, ra ngoài London và thậm chí ngoài UK.

Tôi muốn tập trung vào việc phát triển không ngừng, cùng lúc đó chú trọng vào những giá trị cốt lỗi (những việc mà chúng tôi đang làm tốt nhất), hay nói cách là năng động trong đổi mới nhưng vẫn giữ được tính chẩt cô đặc riêng của mình.

Chúng tôi đặt chất lượng lên hàng đầu và phát triển con người, trong nội bộ và cả với đối tác. Mục tiêu trên hết là đưa Bếp Haus trở thành một thương hiệu toàn cầu. Không chỉ mong muốn mang món ăn Việt và sản phẩm Việt đến với người tiêu dùng quốc tế, tôi muốn mình sẽ có thể đưa những giá trị ẩm thực Việt Nam, như việc chọn lựa và nấu nướng những nguyên liệu thiên nhiên, theo mùa và xuất xứ từ địa phương vào một môi trường hiện đại. Qua đó tôi muốn đưa việc nấu nướng trở nên nhẹ nhàng hơn, khơi đậy tình yêu nấu ăn như một nghệ thuật và giúp con người khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn.

Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 4
Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 5
Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 6

Vân Trần và Thuỳ Anh chụp ảnh cùng Jamie Oliver – Đầu bếp nổi tiếng bậc nhất nước Anh.

Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 7
Gặp gỡ du học sinh Việt tốt nghiệp ĐH Oxford, bỏ việc để bán bánh mì - anh 8

Nhiều bạn trẻ hiện nay cũng muốn kinh doanh nhưng mọi điều vẫn dừng ở suy nghĩ vì vẫn sợ không vốn, sợ thất bại. Chị có lời khuyên nào cho các bạn ấy?

Tôi thấy rất nhiều người trẻ ngày nay không có được cách nghĩ độc lâp, chúng ta bị ảnh

hưởng bởi những lựa chọn áp đặt của thế hệ đi trước, và thông thường, đó là những lựa chọn an toàn. Thật khó khi quyết định từ bỏ sự nhàn hạ trên con đường nghề nghiệp mà cha mẹ vạch ra sẵn, để chọn cho mình một lối đi riêng.

Tôi dám khẳng định có rất nhiều người thực sự không có đủ đam mê làm nên những chọn lựa. Bởi không có đam mê nào đủ phấn khích đối với họ, để họ có thể từ bỏ tất cả những thứ khác và theo đuổi duy nhất một niềm đam mê.

Chỉ có một số ít người có thể làm nên chuyện từ hai bàn tay trắng, những người có thể làm việc với những thứ họ chưa bao giờ được nhận, những người có thể tự vạch ra con đường cho bản thân. Đó là những người hiểu được rằng giấc mơ không thành hiện thực sau một đêm, mà việc biến giấc mơ thành sự thật là điều khó nhất chúng ta có thể làm trong đời.

Để làm được chuyện đó, tôi chỉ có một lời khuyên là dùng hết khả năng để tìm cho mình những đồng đội tốt nhất. Mọi doanh nghiệp đều được xây dựng bằng nỗ lực tập thể, mà theo tôi, là thứ mà người Việt thật sự rất thiếu. Về căn bản, chúng ta vẫn thiếu lòng tin khi làm việc với người không phải trong gia đình. Đây là cách nghĩ cần phải thay đổi để thích ứng và xây dựng những công ty chuyên nghiệp có đủ năng lực cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hoá.

Và cuối cùng là đam mê ẩm thực, bạn phải đủ tự hào về món ăn Việt để có thể truyền tải nó một cách mảnh liệt nhất. Hãy cùng nhau cho thế giới biết niềm vui của người Việt chính là chia sẽ các bữa ăn và chia sẽ sự quan tâm đến con người bằng sức khoẻ thông qua ăn uống.

Bếp Haus và bánh mì 11 có được hình ảnh tốt từ báo chí, các tờ báo lớn như BBC, Times, Guardian, London Evening Standard, The Telegraph…

Cũng như sự xuất hiện của chúng tôi trên các trang reviews lớn như Timeout, Tripadvisor ,Yelp bên cạnh các nhà hàng lớn…

Ngoài ra Vân và Thuỳ Anh cùng đồng tác giả quyển The Vietnamese Market Cookbook, đó là một câu chuyện không quá ngắn không quá dài để chúng tôi kể cho các độc giả hâm mộ như thế nào là sắc-hương-vị của đồ ăn Việt Nam. Hiện tại sách không chỉ bán ở Anh mà còn có mặt tại Mỹ với nhiều sự phản ánh tốt từ độc giả.

Xem thêm:

- Nam sinh Việt đầu tiên giành điểm tuyệt đối bài thi SAT 1 xét tuyển đại học Mỹ

- Gặp cô bạn xinh xắn, đa tài vừa nhận học bổng trường nghệ thuật Anh

Theo Hạnh Nguyễn/sinhvienusa

Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.