Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật?

Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật?

Với những chính sách ngày càng hướng đến người lao động, lấy người lao động làm trung tâm để làm sao người lao động gắn bó lâu dài với công việc, chuyện mua nhà của công nhân đang có nhiều chuyển biến tích cực.

* * * * *

Khi mức lương ít ỏi không đủ chi tiêu, không đủ để ra món tiết kiệm thì chuyện mua nhà, an cư lạc nghiệp với đại đa số công nhân ở Hà Nội là giấc mơ xa xỉ. Những chính sách hướng tới an cư lạc nghiệp đang hướng tới việc giải quyết câu chuyện này.

Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật? ảnh 1

Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030 xác định, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhằm giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở cho người lao động.

Cách đây 2 tháng, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn đã trình bày Tờ trình của Ban Cán sự Đảng UBND TP về dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030.

Theo Tờ trình về dự thảo Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030 của UBND TP Hà Nội, thành phố xác định phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, gắn liền với định hướng phát triển đô thị. Phát triển nhà ở phải gắn với phát triển thị trường bất động sản nhà ở, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; sử dụng quỹ đất tiết kiệm, hiệu quả; Nâng cao chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, tiện nghi và môi trường…

Thành phố cũng xác định, phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà chung cư, nhà cho thuê, nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, nhằm giải quyết cơ bản yêu cầu về nhà ở; Đảm bảo chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức công đoàn...

Dự thảo Chương trình đưa ra các mục tiểu cụ thể như đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật? ảnh 2

Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; Chuẩn bị đầu tư xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho - thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở. Thực hiện mua nhà ở thương mại làm nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn từ ngân sách, trong đó ưu tiên đối với quỹ nhà đang thực hiện cơ chế đặt hàng mua nhà ở thương mại làm nhà ở phục vụ tái định cư; Thực hiện thí điểm mô hình xây dựng nhà ở xã hội làm nhà ở phục vụ tái định cư.

Về nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sản nhà ở; Căn hộ có điện tích tối thiểu 40m2/căn hộ; Rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đang triển khai và ưu tiên triển khai cải tạo, xây dựng lại 6 khu có nhà nguy hiểm cấp D; Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang nhà ở, khu phố cũ.

Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm). Tiếp tục thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ. Trong đó, tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại các khu nhà “ổ chuột” khu vực chân cầu, dọc theo ven các sông, kênh trên địa bàn thành phố; Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn TP đạt 90%, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; Các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung, (cấp điện, cấp thoát - nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập…

Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật? ảnh 3
Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật? ảnh 4

Về mục tiêu đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn TP đạt 32m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở.

Triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại. Phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 1,3 triệu m2 sàn nhà ở. Nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 15,19 triệu m2 sản nhà ở; Tiếp tục triển khai theo nội dung, tiến độ đề án và các kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố được phê duyệt, trong đó triển khai cải tạo, xây dựng lại 10 khu chung cư cũ. Về nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm)….

TP Hà Nội xác định đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị TP Hà Nội…

Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật? ảnh 5

Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt… Quản lý chặt chẽ việc phát triển nhà ở cao tầng và gia tăng dân số tại khu vực đô thị trung tâm, trong đó trên địa bàn các quận trong khu vực nội đô lịch sử hạn chế tối đa phát triển nhà chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng mới nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, trừ dự án tái thiết đô thị, như: Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, tái định cư để hạn chế tối đa việc gia tăng dân số và quá tải hạ tầng.

Các khu vực còn lại hạn chế tối đa phát triển nhà ở liền kề, biệt thự thấp tầng và tăng tối đa nhà chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đất…

Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết mà nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Trước đó, hồi tháng 1/2022, tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) đã nêu 5 vấn đề cụ thể về thị trường lao động. Đại biểu Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh, tình trạng mất việc, giảm, giãn việc làm trong 4 đợt dịch đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới người lao động. Chỉ tính riêng quý III/2021, cả nước có hơn 28 triệu người lao động phải hứng chịu tác động tiêu cực của đại dịch. Trong đó, hơn 4,7 triệu người bị mất việc làm, hơn 14 triệu người phải tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất kinh doanh, hơn 10 triệu người phải giảm, giãn giờ làm việc.

Đại biểu cũng nhận định, thị trường lao động bị đẩy vào trạng thái cả cung lao động và cầu lao động bị thu hẹp; Xuất hiện những nhóm lao động bị tổn thương; tính bền vững của quan hệ lao động đang có nguy cơ bị xâm phạm và qua đại dịch đã bộc lộ những hạn chế trong quản lý thị trường lao động thời công nghệ.

Do đó, theo đại biểu, đất nước đang trở lại trạng thái bình thường mới, để hồi phục và phát triển, một trong những vấn đề quan trọng nhất chính là vấn đề lao động. “Nghị quyết này cần tăng gói kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà trọ và đề nghị áp dụng cả với lao động chính thức, lao động khu vực phi chính thức. Hiện nay, dự thảo đã dành khoảng 6.600 tỷ đồng cho chính sách này và chỉ dành cho người lao động chính thức là chưa phù hợp”, đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị.

Đại biểu Thủy cũng cho rằng, cần dành khoản kinh phí thỏa đáng để hỗ trợ tiền thuê nhà trọ để hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho công nhân, vì bất cứ ai cũng cần an cư lạc nghiệp.

Giấc mơ mua nhà của công nhân Hà Nội sắp có thật? ảnh 6

Bài: Việt Đan

Thiết kế: Mẫn San

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).