Giải pháp nhận thanh toán “một chạm” tối ưu cho người kinh doanh trong thời đại số

(Ngày Nay) - Đầu năm 2024, thị trường thanh toán số tại Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự bùng nổ của hàng loạt hình thức thanh toán “chạm” như Apple Pay, Samsung Pay, Garmin Pay… Các cửa hàng và hộ kinh doanh cần làm gì để nhanh chóng cập nhật xu thế thanh toán, nâng cao trải nghiệm khách hàng mà vẫn đảm bảo tính bảo mật, an toàn của mọi giao dịch.
Giải pháp nhận thanh toán “một chạm” tối ưu cho người kinh doanh trong thời đại số

Thanh toán số tăng trưởng ấn tượng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết năm 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán; hơn 147 triệu thẻ ngân hàng đang lưu hành và 32,77 triệu ví điện tử đang hoạt động. Số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet và Mobile bình quân giai đoạn 2021 – 2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%.

Chia sẻ tại sự kiện Ngày không tiền mặt 16-6 vừa qua, ông Nguyễn Anh Đức – chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cũng cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2024, các chỉ số liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ tăng 57% về số lượng và 39,49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương tăng cao so với cùng kỳ năm trước như TP.HCM tăng 6,8%; Hà Nội tăng 6,7%; trong đó chiếm tỷ lệ đáng kể là thanh toán không tiền mặt.

Nhu cầu thanh toán không tiền mặt của người tiêu dùng tăng cao khiến nhiều chủ hộ kinh doanh loay hoay tìm cách bắt kịp xu hướng mới. Chị Lê Thanh - chủ cửa hàng hoa quả tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết: “Giờ khách hàng không còn thói quen mang theo tiền mặt bên người, mọi thanh toán hầu hết đều dùng điện thoại. Đã có nhiều trường hợp khách bỏ không mua hàng nữa chỉ vì cửa hàng không trang bị máy POS để quẹt thẻ.”

Giải pháp nhận thanh toán “một chạm” tối ưu cho người kinh doanh trong thời đại số ảnh 1

Giải pháp quản lý nguồn thu tối ưu cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp bán lẻ

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và bắt kịp xu hướng thanh toán, VPBank đã cho ra mắt giải pháp chấp nhận thanh toán Tap2Phone, cho phép các cửa hàng và hộ kinh doanh sử dụng chính điện thoại thông minh hay các thiết bị di động hệ điều hành Android làm máy POS. Ứng dụng VPBank T2P có thể hoàn tất mọi giao dịch nhanh chóng chỉ trong vài giây và dễ dàng tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng sẵn có của cửa hàng.

Người dùng có thể dễ dàng thanh toán bằng đa dạng các phương thức, từ các dòng thẻ Contactless phổ biến như Mastercard, Visa, Napas… đến các hình thức thanh toán Tap&Pay gồm Apple Pay, Samsung Pay, Google Pay và mới nhất là Garmin Pay. Tốc độ thanh toán rất nhanh chóng, chỉ cần chạm nhẹ vào ứng dụng VPBank T2P trong tích tắc là giao dịch hoàn tất, giúp giảm tối đa thời gian chờ đợi và sự phiền phức của việc cầm theo tiền mặt.

Tất cả giao dịch đều được mã hóa bảo mật bởi cơ chế “scan” xác thực phần cứng, phần mềm ứng dụng nhằm loại trừ các mối nguy hại cho thiết bị, hỗ trợ nhập mã PIN an toàn khi đang thực hiện thanh toán, giúp đảm bảo an toàn thông tin giao dịch.

Tap2Phone ứng dụng công nghệ thanh toán không tiếp xúc và công nghệ kết nối không dây tầm ngắn NFC, cho phép biến điện thoại thông minh Android 10.0 trở lên trở thành thiết bị chấp nhận thanh toán. Nhờ đó, ứng dụng có khả năng kết nối GPS, Wifi, 4G… đảm bảo luôn giữ kết nối với hệ thống, tiếp nhận xử lý và quản lý đơn hàng ở bất cứ đâu trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Ngoài thanh toán tại quầy, các cửa hàng có thể dễ dàng linh hoạt thanh toán tại bàn hay tại chính nhà của khách hàng.

Ứng dụng cũng có đầy đủ các tính năng hỗ trợ tra soát giao dịch và quản lý doanh thu cho cửa hàng bao gồm hủy giao dịch, kết toán tổng kết và truy vấn lịch sử giao dịch, xuất hóa đơn điện tử lập tức qua email cho người mua để hoàn tất giao dịch. Đại diện VPBank cho biết, với VPBank T2P, các chủ cửa hàng, hộ kinh doanh không mất tiền mua máy POS, chưa kể còn tối ưu được chi phí vận hành, quản lý, bảo trì, bảo dưỡng. VPBank cũng cho phép một cửa hàng đăng ký nhiều tài khoản truy cập cho nhân viên, giúp giảm chi phí đầu tư thiết bị mà vẫn thuận tiện quản lý doanh thu bán hàng.

Anh Nguyễn Ngọc Anh – chủ chuỗi cửa hàng Zone 24 tại Thanh Xuân, Hà Nội - một khách hàng đã trải nghiệm VPBank T2P cho biết: “Từ khi triển khai ứng dụng này, quy trình thanh toán tại cửa hàng đơn giản hơn rất nhiều. Các khách hàng đến đây có thể thanh toán bằng mọi hình thức, từ thẻ, điện thoại hay đồng hồ thông minh. Khách hàng của chúng tôi chủ yếu là khách trẻ, thuộc thế hệ gen Z nên họ cảm thấy rất hứng thú với hình thức thanh toán này.”

Bình luận
Bộ Y tế yêu cầu phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ảnh tư liệu - minh họa: Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Không được từ chối, xử trí chậm trễ ca bệnh cấp cứu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(Ngày Nay) - Trong văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Bộ Y tế yêu cầu trong công tác khám chữa bệnh dịp này phải bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. 
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại buổi gặp mặt đại diện các cơ quan báo chí nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 16/1. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Kiều bào cùng hướng về một Việt Nam vươn mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Chương trình Xuân Quê hương 2025 có chủ đề "Việt Nam - Vươn lên trong kỷ nguyên mới", do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức; diễn ra từ ngày 18-20/1/2025 (tức ngày 19-21 tháng Chạp năm Giáp Thìn) tại Hà Nội với nhiều sự kiện phong phú và ý nghĩa.