Gian nan đường tái định cư

(Ngày Nay) - Tái định cư gắn với việc Nhà nước thu hồi đất ở, quốc tế gọi là tái định cư không tự nguyện. Tái định cư không chỉ đơn giản là đưa dân tới nơi ở mới mà còn phải giải quyết hàng loạt vấn đề y tế, giáo dục, sinh kế… của các hộ phải di chuyển, cũng như đảm bảo môi trường sống xung quanh.
Khu tái định cư Mahul
Khu tái định cư Mahul

1.Một chiều hè nóng bức. Những cánh cửa trong căn phòng trên tầng 2 chung cư của gia đình Samira Sheikh vẫn đóng chặt. Samira, 15 tuổi, đang dần hồi phục sau khi bị nhiễm lao và cần không khí thoáng đãng. Samira cho biết gia đình phải đóng cửa để tránh muỗi, mùi hôi thối bốc lên từ ống cống rò rỉ và tiếng ồn từ chung cư sát bên.

Khu vực Govandi – Mankhurd, nơi gia đình Samira đang sống, từng là vùng ngoại ô cách xa các nhà máy lọc dầu tồi tàn và bãi rác của thành phố Mumbai (Ấn Độ). Đây là nơi chính quyền Mumbai đưa người dân nghèo ở các khu “ổ chuột” trong khắp thành phố tái định cư, sau khi các khu “ổ chuột” bị phá bỏ để làm đường mới. Tuy nhiên, đến nay Govandi – Mankhurd lại trở thành một trong những khu vực đông đúc, nghèo khó và thiếu thốn các dịch vụ cơ bản nhất Mumbai. Để đảm bảo sức khỏe cho Samira, gia đình em dự định chuyển tới nơi ở khác.

Tại Ấn Độ, các khu nhà nhiều tầng là nơi tái định cư quan trọng cho những gia đình nghèo như gia đình Samira. Nhưng do sự buông lỏng quản lý các dự án tái định cư nên có quá nhiều người bị “nhét” vào các tòa chung cư xây san sát (có khi cách nhau chưa đầy 3 mét), trong khi cửa sổ được thiết kế bất hợp lý, các tầng thấp thường thiếu ánh sáng tự nhiên và khó lưu thông gió. Bác sỹ Ravikant Singh thuộc tổ chức phi chính phủ “Bác sỹ cho bạn” (Doctors for you) cảnh bảo: “Các chung cư được thiết kế theo cái cách có thể dẫn đến bệnh tật và cái chết cho người ở”. Theo một nghiên cứu mới đây của tổ chức “Bác sỹ cho bạn”, việc thiếu hệ thống thông gió và quá tải ở những chung cư tái định cư khiến người dân có nguy cơ mắc lao khá cao. Theo đó, 8% - 10% người dân sống ở các khu tái định cư thiếu ánh sáng và hệ thống thông gió mắc bệnh lao, so với tỷ lệ chỉ 1% dân cư mắc lao khi sống ở các dự án tái định cư có hệ thống thông gió tốt hơn. Trong cùng tòa nhà, người sống ở các tầng thấp hơn, ít không khí hơn thì dễ mắc lao hơn.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra điều mà nhiều người dân Mumbai hoài nghi: điều kiện sống ở một số khu tái định cư đôi khi không tốt hơn những khu “ổ chuột” mà người dân sống trước đó. Điều này dường như đúng, không chỉ với khu tái định cư Govandi – Mankhurd mà còn với khu tái định cư Mahul.

Tờ The Guardian (Anh) miêu tả khu Mahul là “địa ngục”, “điểm tái định cư độc hại, nơi những người nghèo nhất Mumbai bị đưa tới để chờ chết”. Nằm ở ngoại ô Mumbai, khu Mahul - một làng chài cũ – nay là nơi tái định cư của hơn 30.000 người dân nghèo từng sống trong các khu nhà “ổ chuột” dọc đường ống dẫn nước Tansa. Các khu nhà này bị chính quyền phá dỡ từ năm 2012 để đảm bảo an ninh và vệ sinh cho đường ống dẫn nước chính của thành phố Mumbai. Tại khu tái định cư Mahul, người dân sống chen chúc trong 72 tòa chung cư cao 7 tầng, bao quanh là các nhà máy lọc dầu, xưởng sản xuất thuốc trừ sâu và trạm biến áp. Ở Mahul, không khí nồng nặc mùi hóa chất, nước thải chảy lênh láng trên những con phố hẹp. Bệnh viện công gần nhất cách Mahul tới 11 km, buộc các bệnh nhân đeo khẩu trang xếp hàng dài chờ tới lượt thăm khám, hầu hết ho sù sụ không dứt. Theo đánh giá của Cơ quan Kiểm soát ô nhiễm Ấn Độ, Mahul là khu vực bị ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. Khảo sát của bệnh viện KEM ở Mumbai cho thấy 67,1% dân cư ở Mahul cảm thấy khó thở ít nhất 3 lần/ tháng, 86,6% mắc các bệnh về mắt và 84,5% từng trải qua cảm giác nghẹt thở. Tại Mahul, nước sinh hoạt bị lẫn dầu, khiến nhiều người mắc bệnh về tiêu hóa và dạ dày.

Không ít người tử vong vì những căn bệnh có nguồn gốc từ tình trạng ô nhiễm nặng như trường hợp Kusum Gangavne, nữ kỹ sư phần mềm 37 tuổi, mất cả bố lẫn mẹ chỉ sau 6 tháng chuyển tới Mahul. Bố mẹ cô vốn hoàn toàn khỏe mạnh, song ông bà nhanh chóng mắc bệnh hô hấp và chuyển thành hen suyễn nặng rồi tử vong. Bản thân Gangavne cũng đang gặp các triệu chứng bệnh lý nghiêm trọng như sưng phổi, khó thở, ho khan và sút cân nhanh. Sức khỏe tồi tệ khiến Gangavne không thể đi làm. Gangavne chia sẻ: “Ngôi nhà mới tiện nghi hơn nơi ở cũ, có phòng tắm, phòng ăn. Nhưng chẳng nghĩa lý gì khi nó khiến tôi chết dần”.

Ngoài vấn đề sức khỏe – y tế, dân tái định cư ở Mahul còn phải đối mặt với việc thiếu trường học và giao thông bất tiện. Hàng trăm trẻ em tại Mahul trở nên thất học do thiếu trường lớp. Do ga tàu gần nhất cách Mahul khoảng 10 km nên lựa chọn duy nhất cho người dân là đi xe buýt với lịch trình thất thường và giá vé “cắt cổ”. Hệ thống giao thông thiếu kết nối đã tước đi kế sinh nhai của phần lớn người dân sống tại Mahul.

Gian nan đường tái định cư ảnh 1 
Gian nan đường tái định cư ảnh 2Khu tái định cư Kannagi Nagar

2.Theo Liên hợp quốc, tỷ lệ người dân sống trong các khu “ổ chuột” ở thành thị Ấn Độ khoảng 24%, tương đương 100 triệu người. Trong một nỗ lực cải thiện tình trạng này, chính quyền Ấn Độ đã đưa ra chính sách cấp đất và nhà tại những khu vực ngoại ô thành phố để người dân ở các khu “ổ chuột” tái định cư, thay vì đưa họ tới những khu vực trung tâm hơn. Tuy nhiên,  Rishi Agarwal - nhà quy hoạch đô thị ở Mumbai - cho rằng ý định của chính quyền là đẩy người nghèo ra ngoại ô, nhằm tạo điều kiện lấy đất đai, xây dựng nhà cho tầng lớp giàu có. Saudamini Das – nhà nghiên cứu thuộc Viện Phát triển Kinh tế ở thủ đô New Delhi –  cũngcho rằng chiến lược tái định cư này không hiệu quả. Bà Das nói : “Những người tái định cư không có khả năng tìm việc làm bên ngoài thành phố. Không có thu nhập, rút cuộc họ lại bán đất và nhà, hoặc chuyển cho người thân để quay lại những khu “ổ chuột” gần trung tâm thành phố”.

Có thể nói, những dự án tái định cư thất bại phần nhiều do không giải quyết được bài toán mưu sinh cho người dân. Khu tái định cư Kannagi Nagar cách thành phố Chennai (thủ phủ bang Timil Nadu, Ấn Độ) hơn 20 km là một ví dụ. Người dân từ 63 khu vực trong thành phố Chennai được tái định cư tại hơn 15.650 ngôi nhà ở Kannagi Nagar. Nhưng theo báo cáo công bố tháng 4/2018 của Quỹ công nhân phi tổ chức Ấn Độ (UWF), sau nhiều năm triển khai việc tái định cư (từ 2000-2010), Kannagi Nagar chỉ thu hút người dân sinh sống vào cuối tuần. Những ngày trong tuần, dân tái định cư vẫn phải đi tìm việc làm gần các khu “ổ chuột” nơi họ sinh sống trước đây và không thể về Kannagi Nagar hàng ngày vì giao thông quá bất tiện.

Gian nan đường tái định cư ảnh 3Nhiều người Ấn Độ sống trong các khu tái định cư tồi tàn.

Michael M Cernea – nhà khoa học xã hội người Mỹ từng làm cố vấn về xã hội học cho Ngân hàng Thế giới – cho rằng bị buộc rời khỏi vùng đất và môi trường sống cũ có thể khiến người dân đứng trước nguy cơ nghèo đói hơn vì mất việc làm. Shanthi, một người dân tái định cư 38 tuổi ở Kannagi Nagar – than thở : “ Trước đây, chúng tôi quyết định sống trong khu “ổ chuột” vì gần chỗ làm việc. Chúng tôi không thể thuê nhà giữa thành phố và chấp nhận sống trong điều kiện tồi tàn. Nay tái định cư ở những ngôi nhà thủng lỗ và tù túng tại Kannagi Nagar, cuộc sống thậm chí tồi tệ hơn trong khu “ổ chuột” “.

Trước thực trạng trên, nhà nghiên cứu Saudamini Das đã đưa ra giải pháp để giúp chính quyền giải “bài toán” nâng cấp các khu “ổ chuột” , thay vì di dời người dân nghèo đi chỗ khác. Nói cách khác, đây chính là tái định cư tại chỗ. Theo nghiên cứu gần đây của Das cùng các cộng sự, người dân sống trong các khu “ổ chuột” ở 4 thành phố lớn của Ấn Độ (gồm Jaipur, Ludhiana, Mathura, Ujjain) quan tâm nhất tới vấn đề xử lý chất thải và đèn đường. Nếu chính quyền đầu tư hoặc cải thiện 02 vấn đề này, người dân sẵn sàng trả thêm tiền dịch vụ. Tiền dịch vụ xử lý chất thải và mắc đèn đường lại có thể dùng để hỗ trợ tài chính cho các chương trình nâng cấp khu “ổ chuột” khác.

Trong trường hợp không tránh được việc di dời người dân, tờ The New Indian Express nêu một số khuyến nghị cho chính quyền Chennai như: cần chấm dứt việc tái định cư không tự nguyện các hộ đang làm việc tới những nơi xa trung tâm; nâng cấp hoặc tái phát triển các khu tái định cư hiện có bằng cách trang bị tiện nghi và cải thiện dịch vụ cơ bản; tránh phân biệt đối xử với tầng lớp lao động ở các khu tái định cư; đảm bảo an toàn, an ninh thích đáng cho cộng đồng người tái định cư…

Không riêng gì Ấn Độ, vấn đề tái định cư tại nhiều nước đang phát triển đang có quy mô ngày càng lớn và nhiều khi đem lại kết quả không như mong đợi. Chính vì vậy, từ 2001, Ngân hàng Thế giới  đã đưa ra văn kiện OP 4.12 về Chính sách Tái định cư không tự nguyện (được rà soát bổ sung năm 2013) để làm điều kiện tài trợ cho các dự án phát triển, trong đó nêu lên 3 mục tiêu chính sách là: Thứ nhất,  tái định cư không tự nguyện cần được tránh khi có thể, hoặc giảm thiểu bằng cách khai thác mọi phương án thiết kế khả thi khác của dự án; Thứ hai, trong trường hợp bất khả kháng, các hoạt động tái định cư phải được quan niệm và thực hiện như những chương trình phát triển bền vững, được cung ứng đủ nguồn đầu tư nhằm tạo điều kiện cho những người phải di chuyển cũng được hưởng lợi ích từ dự án; Thứ ba, cần trợ giúp các nỗ lực của những người bị di chuyển nhằm cải thiện sinh kế và mức sống của họ, hoặc chí ít là khôi phục lại bằng mức thực tế trước di chuyển hoặc trước khi thực hiện dự án, tùy theo mức nào cao hơn. 

Trước đây, chúng tôi quyết định sống trong khu “ổ chuột” vì gần chỗ làm việc. Chúng tôi không thể thuê nhà giữa thành phố và chấp nhận sống trong điều kiện tồi tàn. Nay tái định cư ở những ngôi nhà thủng lỗ và tù túng tại Kannagi Nagar, cuộc sống thậm chí tồi tệ hơn trong khu “ổ chuột”.

Michael M Cernea – nhà khoa học xã hội người Mỹ

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?