Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bệnh nhân bị côn trùng chích vào tay gây phồng rộp, hoại tử da, sốc nhiễm khuẩn. Các bác sĩ BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã nỗ lực cứu sống và giữ lại bàn tay cho người bệnh.
Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường

Ông T.T.N. (56 tuổi, Bình Định) xuất viện sau 13 ngày được ê kíp bác sĩ của 3 khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực & chống độc, Nội tiết – Đái tháo đường BVĐK Tâm Anh TP.HCM phối hợp điều trị. Bác sĩ CKII Lê Hồng Hải, khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM nhận định người bệnh bị sốc nhiễm khuẩn từ mô mềm bàn tay và cẳng tay trái gây biến chứng suy tim, suy thận cấp tính… nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.

“Cần bàn tay để nắm người thân”

Trước đó bác sĩ CKII Lê Hồng Hải, khoa Cấp cứu tiếp nhận người bệnh trong tình trạng lơ mơ, khó thở, huyết áp tụt còn 80/50mgHg (bình thường 120/80mmHg), sốt 38.5 độ C. Vùng mu bàn tay và cẳng tay trái sưng đỏ như trái bắp chuối, lở loét, chảy dịch mủ, lốm đốm đen do da hoại tử.

Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường ảnh 1

Vùng mu bàn tay và cẳng tay trái sưng đỏ, lở loét, chảy dịch mủ, lốm đốm đen do da hoại tử. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Ngay tại giường cấp cứu, người bệnh được chỉ định xét nghiệm máu, đo điện tim. Kết quả ghi nhận đường huyết tăng đến 280 mg/dl (bình thường trước ăn 130 mg/dl, sau ăn dưới 180 mg/dl); riêng chỉ số HbA1C (đường huyết trong vòng 3 tháng) đến 9.03% (bình thường 4%-5.6%). Đồng thời, ceton máu (axit trong máu) cao đến 4.5 (bình thường dưới 0.03); định lượng NT – ProBNP (xét nghiệm chẩn đoán suy tim) tăng gấp 8 lần (6962 pg/mL so với bình thường ở độ tuổi 50-75 là 900 pg/mL), định lượng creatinnin tăng cao đến 482 umol/l, gấp 5 lần bình thường (44-97 umol/l ở nữ, 53-106 umol/l ở nam).

Bác sĩ Hải nhận định đây là tình trạng nặng, ngay lập tức chỉ định truyền bồi hoàn nước điện giải, insulin và chuyển đến khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) để tiếp tục kiểm soát nhiễm trùng bằng kháng sinh, thuốc vận mạch.

Ngồi ở khu vực dành cho thân nhân, con trai ông N. lo lắng khi biết cha rơi vào sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nguy cơ tử vong. Bác sĩ Hải đặt tay lên vai người nhà rồi trấn an sẽ cố gắng giữ lấy tính mạng và bàn tay cho bệnh nhân.

Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường ảnh 2

Nhờ điều trị và chăm sóc tích cực, tay ông N. đóng mài, lành lặn trở lại mà không cần can thiệp cắt bỏ. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Sau 5 ngày điều trị, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát, ông N. được chuyển đến khoa Nội tiết – Đái tháo đường, tiếp tục theo dõi sức khỏe, chăm sóc vết thương. Bác sĩ CKI Trần Đông Hải, khoa Nội tiết – Đái tháo đường đánh giá tình trạng vết thương nhiễm trùng ở tay của ông khá phức tạp, cần theo dõi sức khỏe liên tục và điều chỉnh liều thuốc phù hợp mỗi ngày. Song song đó, hàng ngày nhân viên điều dưỡng đo đường huyết, huyết áp, chăm sóc vết thương ở tay cho ông N.

“Bệnh nhân vừa qua giai đoạn nguy hiểm tính mạng, thoát khỏi tình trạng sốc do nhiễm trùng nặng, tuy nhiên bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục của suy thận, suy tim cấp, nên ngoài việc kiểm soát đường huyết thật tốt, còn phải điều chỉnh liều thuốc kháng sinh và chăm sóc vết thường xuyên để tối ưu hiệu quả điều trị” – bác sĩ Đông Hải nhận định.

Sau 10 ngày, vết thương đóng mài, lành lặn, bệnh nhân không bị cắt bỏ tay. Ông N. và gia đình mừng rỡ. “Nhờ bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tận tình mà ba tôi thoát khỏi nguy kịch và còn đôi bàn tay để cầm nắm, sinh hoạt”, con trai bệnh nhân nói.

Nguy cơ cắt cụt chi ở người bệnh tiểu đường cao gấp 15 lần

Anh L. cho biết, ông N. bị tiểu đường 15 năm. Nhiều năm nay, ông uống thuốc và ăn uống ít tinh bột, nhiều rau xanh, đạm… theo hướng dẫn của bác sĩ. Thế nhưng, hơn 3 tháng trở lại đây, ông không uống thuốc đều đặn, thường ăn chè, bánh ngọt. Cách nhập viện 1 tuần, đang đi trong sân, ông bị côn trùng chích vào cẳng tay trái. Ông nghĩ bình thường nên thoa dầu gió, ra tiệm mua thuốc về uống. Tuy nhiên, vết thương không lành mà mỗi lúc sưng tấy, đau nhức thêm, phồng rộp, hoại tử da.

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, cứ 30 giây lại có một người trên thế giới bị mất một chi do các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường. Đồng thời, nếu bị vết loét, vết thương ở tay chân, người bệnh tiểu đường có nguy cơ bị cắt cụt chi cao gấp 15 lần.

Giữ bàn tay lành lặn cho bệnh nhân tiểu đường ảnh 3

Bác sĩ Hải hướng dẫn con trai ông N. cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe người bệnh tiểu đường. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Theo bác sĩ Trần Đông Hải, nguyên nhân hầu hết người bệnh đái tháo đường, nhất là người không kiểm soát tốt đường huyết bị suy giảm hệ miễn dịch nên cơ thể suy yếu trước sự tấn công của vi rút, vi khuẩn. Đồng thời, đường huyết không ổn định thường xuyên làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, hạn chế máu đến nuôi các chi (tay, chân). Ngoài ra, người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết dễ bị bệnh thần kinh ngoại biên, dẫn đến không cảm giác được tổn thương khi có côn trùng chích, vật nhọn đâm vào.

Do đó, người bệnh tiểu đường khi bị bất kỳ vết thương nào như do côn trùng chích, vết trầy xước… hoặc viêm da, mụn nhọt nếu không kiểm soát đường huyết và chăm sóc vết thương đúng cách dễ bị nhiễm khuẩn, hoại tử, cắt cụt chi… thậm chí gây nhiễm trùng huyết dẫn đến tử vong.

Bác sĩ Đông Hải khuyên người bệnh tiểu đường nên chăm sóc, vệ sinh kỹ bàn chân, bàn tay, không đi chân trần, chọn giày thoải mái, vệ sinh giày thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. Người bệnh cần dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, ăn nhiều chất xơ và protein (rau cải, xà lách, súp lơ, thịt, cá, trứng…), hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột (cơm, bún…), tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày… để kiểm soát tốt đường huyết.

Khi bị côn trùng chích, vết trầy xước, tổn thương trên da nên vệ sinh bằng nước muối loãng. Nếu sau 1-2 ngày, vết thương không khô, không đóng mài nên khám bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường để đánh giá toàn diện đường huyết và tình trạng vết thương, từ đó có biện pháp chăm sóc, điều trị kịp thời.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.