Hà Nội dành nguồn lực nâng cao chất lượng đời sống người dân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với dân số khoảng 10 triệu người, thành phố Hà Nội là một trong những đô thị có mật độ dân số lớn hàng đầu cả nước. Là Thủ đô, trung tâm về mọi mặt đời sống, lượng người từ các tỉnh dồn về đây sinh sống, học tập và lao động ngày càng đông. Vì vậy, thành phố luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề an sinh xã hội, lao động, việc làm, an ninh trật tự, tệ nạn xã hội…
Hà Nội dành nguồn lực nâng cao chất lượng đời sống người dân

Phát triển hệ thống an sinh xã hội

Thực tế, nhiều lao động ở Thủ đô còn thiếu việc làm, đời sống vật chất, tinh thần thiếu thốn, có người phải sinh sống trong khu trọ lụp sụp, không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, tệ nạn xã hội, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo luôn có nguy cơ rình rập. Chất lượng cuộc sống, đời sống của người dân còn chưa đồng đều.

Trước thực trạng trên, để nâng cao đời sống, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 08 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô". Hơn 2 năm qua, thành phố có 14/27 chỉ tiêu của Chương trình 08 hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra; trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng như: năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp là 2,23% (mục tiêu đến năm 2025 là dưới 3%); giải quyết việc làm cho 203.027 lượt người (mục tiêu đến năm 2025 đạt 160.000 lượt người/năm). Đặc biệt, cuối năm 2022, địa phương chỉ còn 0,095% hộ nghèo; có 16/30 quận, huyện không còn hộ nghèo, 3 quận không còn hộ cận nghèo (mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn mới)...

Thành phố có 9 chỉ tiêu đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ như: Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội; tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế; tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; tỷ lệ người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp hưu trí, xã hội; tỷ lệ xã, phường, thị trấn xây dựng mô hình quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.

Hiện nay, 3 chỉ tiêu đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện như: Số giường bệnh/vạn dân; Số bác sỹ/vạn dân và tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe. Bên cạnh đó, một chỉ tiêu chưa được triển khai thực hiện là tỷ lệ trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học tham gia Chương trình sữa học đường (do Chương trình sữa học đường đã được thay thế bằng Chương trình sức khỏe học đường).

Để nâng cao đời sống vật chất, hạn chế tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, thành phố chú trọng việc đào tạo nghề, thu hút lao động có trình độ và giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn; đồng thời, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, các sàn, điểm giao dịch việc làm vệ tinh nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường cho người lao động và doanh nghiệp...

Nhờ đó, từ năm 2021 đến nay, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 427.248 lượt lao động, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố (số lao động được tạo việc làm mới từ 155.000 - 160.000). Tỷ lệ thất nghiệp toàn thành phố dưới 3% (trong đó, năm 2021 là 2,6%; năm 2022 là 2,23%).

Đại bàn Thành phố hiện có 308 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Từ năm 2021 đến nay, toàn thành phố đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho trên 508.000 lượt người (trong đó, trình độ Cao đẳng là 67.200 người; Trung cấp 72.290 người; sơ cấp và dưới 3 tháng là 369.300 người).

Qua đó, góp phần vào việc cung cấp nguồn lao động qua đào tạo cho thị trường lao động. Việc gắn kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề được thành phố chỉ đạo quyết liệt. Tỷ lệ học sinh, sinh viên, học viên có việc làm sau tốt nghiệp đạt 70 - 80%.

Dành nguồn lực lớn chăm lo đời sống nhân dân

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 08 Hà Nội cho biết: Thành ủy luôn xác định chăm lo đời sống nhân dân là nhiệm vụ quan trọng. Đây cũng là lĩnh vực rất lớn, phạm vi rộng và có nhiều công việc cần thực hiện vì liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của hàng triệu người dân Thủ đô. Vì vậy, Thành ủy đã đặt ra nhiều mục tiêu, giải pháp, biện pháp rất cụ thể để triển khai và bước đầu đạt nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, thành phố dành nhiều nguồn lực để thực hiện chương trình này.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết thêm, thành phố dành kinh phí với gần 21.000 tỷ đồng để thực hiện chương trình; trong đó, năm 2021 là 6.469,351 tỷ đồng; năm 2022 là 7.771,626 tỷ đồng; năm 2023 là 6.749,508 tỷ đồng.

Phó Bí thư Thành ủy chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc hiện nay như: COVID-19 đã được kiểm soát nhưng nguy cơ dịch bệnh sẽ quay trở lại và một số dịch bệnh khác có thể xuất hiện. Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại một số cơ sở khám chữa bệnh.

Tiến độ đề xuất chủ trương đầu tư cơ sở y tế của các huyện còn chậm. Việc triển khai lập hồ sơ quản lý sức khỏe toàn dân, khám, chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử còn hạn chế do chưa có phần mềm dùng chung toàn thành phố. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của nhiều đơn vị sử dụng lao động còn khó khăn.

Nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng nên người lao động phải tạm thời ngừng việc hoặc bị chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này ảnh hưởng đến công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Tình trạng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội chưa đầy đủ cho người lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi của công nhân...

Hà Nội sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường lao động hiện đại, linh hoạt và hội nhập; nâng cao chất lượng dự báo thị trường lao động, hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch việc làm, điểm giao dịch việc làm vệ tinh; thực hiện tốt công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Thành phố tăng cường hợp tác giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp, gắn với nhu cầu của thị trường lao động; nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ủy thác tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố.

Thành phố tiếp tục rà soát, bám sát tiến độ triển khai các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống các cơ sở y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội; thực hiện cập nhật, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và bố trí, cân đối, hỗ trợ vốn cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ được duyệt; đẩy nhanh giải quyết các thủ tục đầu tư để các dự án có thể sớm triển khai; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư nâng cấp, cải tạo, xây dựng các cơ sở y tế...

Địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, tiếp tục rà soát, bám sát tiến độ triển khai các dự án, thực hiện cập nhật, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và bố trí, cân đối, hỗ trợ vốn cho các dự án hoàn thành đúng tiến độ được duyệt.

Các sở, ngành, UBND quận, huyện phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh giải quyết các thủ tục đầu tư các dự án; tiếp tục theo dõi, giám sát việc triển khai dự án sử dụng đất ngoài ngân sách của các nhà đầu tư theo chủ trương được phê duyệt; hướng dẫn, giải quyết đề xuất của các tổ chức, cá nhân thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao... thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.