Hà Nội sắp cán mốc 100.000 ca COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội chiều ngày 18/1, trong 24 giờ qua TP ghi nhận 2.935 ca bệnh mới trong đó có gần 740 ca cộng đồng. Cộng dồn số ca mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 97.260 ca, sắp cán mốc 100.000 ca.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bệnh nhân phân bố tại 370 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (136); Hoàng Mai (133); Gia Lâm (118); Đông Anh (109).

Hà Nội cũng ra hướng dẫn xử lý rác thải, vệ sinh nhà ở khi có F0 điều trị tại nhà trong bối cảnh số ca F0 điều trị tại nhà trên địa bàn thành phố đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc chuẩn bị một số thuốc, thiết bị thiết yếu cho F0, việc xử lý rác thải, vệ sinh nhà cửa... khi có F0 điều trị tại nhà cũng rất quan trọng.

Hà Nội cũng ra hướng dẫn xử lý rác thải, vệ sinh nhà ở khi có F0 điều trị tại nhà trong bối cảnh số ca F0 điều trị tại nhà trên địa bàn thành phố đang ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc chuẩn bị một số thuốc, thiết bị thiết yếu cho F0, việc xử lý rác thải, vệ sinh nhà cửa... khi có F0 điều trị tại nhà cũng rất quan trọng.

Theo hướng dẫn chăm sóc người mắc COVID-19 tại nhà do Bộ Y tế ban hành cần bố trí bộ đồ ăn riêng cho người nhiễm COVID-19, nên sử dụng dụng cụ dùng một lần. Đồ ăn thừa và dụng cụ ăn uống dùng một lần bỏ vào túi đựng rác trong phòng riêng.

Rửa bát đĩa bằng nước nóng và xà phòng. Người nhiễm COVID-19 tự rửa bát đĩa trong phòng riêng. Nếu cần người chăm sóc hỗ trợ thì người chăm sóc mang găng tay khi thu dọn đồ ăn và rửa bát đĩa. Bát đĩa và đồ dùng ăn uống của người nhiễm sau khi rửa để ở vị trí riêng. Tốt nhất là để trong phòng người nhiễm.

Về xử lý đồ vải, tốt nhất là người nhiễm tự giặt quần áo của mình. Nếu cần người chăm sóc giặt cần đeo găng tay khi xử lý đồ vải của người nhiễm. Giặt hoặc khử trùng túi giặt và giỏ đồ. Giặt bằng máy hoặc bằng tay với nước ấm nhất có thể. Sấy khô hoặc phơi khô hoàn toàn. Tháo găng tay, rửa tay sau khi xử lý đồ vải của người nhiễm. Nên giặt riêng đồ của người nhiễm với đồ của người khác. Đặc biệt, không giũ đồ bẩn cần giặt để hạn chế nguy cơ phát tán vi rút qua không khí.

Về vệ sinh môi trường xung quanh, tốt nhất là người nhiễm tự vệ sinh khu vực của mình, cần làm sạch sàn nhà, tường và bề mặt sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn, rồi lau lại bằng nước sạch.

Về xử lý rác thải, đặt thùng rác có nắp kín và mở bằng chân, có lót túi nilon bên trong ở phòng của người nhiễm. Thu gom, xử lý rác thải hàng ngày hoặc khi thùng rác đầy. Đeo găng tay khi xử lý rác thải, bỏ găng tay ngay sau khi xử lý xong. Rửa tay sau khi xử lý chất thải.

Ngoài ra, Bộ Y tế hướng dẫn không sử dụng lại găng tay. Mỗi đôi găng tay chỉ sử dụng một lần. Không chạm vào mặt khi đang đeo găng tay, mặt ngoài găng có thể có mầm bệnh.

Dấu chân người trẻ trên hành trình giữ gìn văn hóa
Dấu chân người trẻ trên hành trình giữ gìn văn hóa
(Ngày Nay) - Chỉ cần thao tác quét mã QR đơn giản, khách du lịch bốn phương đã có trong tay thông tin đầy đủ, chi tiết về các di tích lịch sử quanh Hà Nội. Đây là công trình “Số hóa các di tích” đang được các cơ sở Đoàn thanh niên trên địa bàn Thủ đô thực hiện rộng rãi.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).