Hạn hán kéo dài, người dân vùng cao Lào Cai gặp nhiều khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hạn hán kéo dài đang tác động nghiêm trọng tới sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhiều trường học, cơ sở y tế cho các địa phương tại tỉnh Lào Cai.
Hạn hán kéo dài, người dân vùng cao Lào Cai gặp nhiều khó khăn

Gồng mình chống hạn

Theo thống kê từ Cơ quan Khí tượng thủy văn địa phương, so với cùng kỳ năm 2022, tổng lượng mưa phổ biến trong 4 tháng đầu năm 2023 ở Lào Cai thấp hơn từ 20 - 30%. Nắng hạn đã khiến gần 1.900 ha ngô, lúa, hoa màu bị ảnh hưởng; tập trung chủ yếu tại các huyện Mường Khương, Bảo Yên, Bảo Thắng, Bát Xát và thành phố Lào Cai.

Ông Nguyễn Văn Mão, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Lầu, huyện Mường Khương cho biết, mưa ít dẫn tới khô hạn, rất nhiều các loại cây trồng, nhất là cây ngô bị ảnh hưởng. Diện tích ngô trên địa bàn xã là 260 ha; trong đó có khoảng 154 ha bị ảnh hưởng không phát triển được (cây ngô mới cao hơn 1 m đã cho ra bông nên chất lượng bị kém), chủ yếu ở các nương đồi cao không có nước để tưới do các khe, suối nhỏ đều cạn kiệt. Đặc biệt, địa bàn hiện có trên 600 ha chè đều cơ bản bị khô hạn.

Cùng với thiệt hại về cây trồng, các hộ nuôi cá nước lạnh ở thị xã Sa Pa, huyện Bát Xát chịu thiệt hại nặng nề do thiếu nguồn nước dẫn đến cá chết hàng loạt. Đây cũng là thời điểm đổ nước cho các chân ruộng bậc thang nên tình trạng thiếu nước gia tăng.

Không chỉ thiếu nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nước phục vụ sinh hoạt của người dân vùng cao của Lào Cai đang dần cạn kiệt.

Thiếu nước trầm trọng

Gần 1 tháng qua, nguồn nước duy nhất cung cấp cho trên 300 học sinh bán trú tại Trường Trung học Phổ thông số 2 Sa Pa liên tục bị mất. Để có nước phục vụ sinh hoạt, thầy cô giáo và học sinh phải chia nhau đến hộ dân xin từng xô nước. Vì vậy, nước sạch được thầy trò ở đây tiết kiệm triệt để từ vệ sinh cá nhân, nấu ăn và sinh hoạt khác.

Thầy Ma Tân Hợi, Trường THPT số 2 thị xã Sa Pa, cho biết vào những ngày này, giáo viên và học sinh của nhà trường như phải sống trên các đảo của Trường Sa. Để có nước sinh hoạt, mọi người phải đến các nhà dân để xin. Nước rửa mặt và tắm xong phải giữ lại để sau đó sử dụng cho nhà vệ sinh hoặc tưới cây.

Nhiều hộ dân đã nghĩ đến việc khoan giếng sử dụng nhưng cũng không khả thi. Nguồn nước ngầm cạn kiệt nên việc khoan giếng ở các địa phương vùng cao gặp khó khăn do chi phí cao hơn nhiều lần so với các địa phương ở vùng thấp và nhiều khi khoan xong không có nước.

Chị Vương Thị Hiền (thôn Tảo Giàng, xã Lùng Vai) chia sẻ, thời gian qua, gia đình chị phải dùng xe máy mang can nhựa đi gần 5 cây số để lấy nước về phục vụ sinh hoạt. Đời sống gia đình vốn đã khó khăn giờ thêm chật vật vì mất thêm tiền xăng, dùng xe máy chở nước về sinh hoạt và bơm tưới cho cây trồng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn xã Lùng Vai có gần 1.000 hộ đang lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt; tập trung nhiều nhất tại các thôn: Bồ Lũng, Giáp Cư, Trung Tâm, Lùng Vai, Tảo Giàng.

Trước tình trạng trên, để chủ động chống hạn, lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, xã đã lên phương án điều tiết nước hồ chứa Tảo Giàng và các công trình thủy lợi tại các thôn để ưu tiên nước tưới cho diện tích hạn nặng và điều tiết việc cấp nước sinh hoạt luân phiên.

Ngoài ra, địa phương đã chỉ đạo tổ quản lý vận hành hồ chứa Tảo Giàng phối hợp với tổ thủy nông của thôn thực hiện điều tiết nước ở mức vừa đủ để tưới tiêu và chỉ tháo nước từ hồ ra kênh thủy lợi vào ban ngày (từ 6 giờ - 18 giờ) để đảm bảo người dân có thể lấy nước triệt để…

Đồng thời, xã xây dựng thêm đập phụ ở bên dưới đập của công trình thủy lợi thôn Bồ Lũng để tận thu nước thừa từ đầu nguồn về bổ sung cho diện tích ruộng phía dưới…

Bên cạnh các biện pháp kỹ thuật, Chi cục Thủy lợi tỉnh Lào Cai đã lập các tổ công tác đến các địa phương để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các phương án cấp nước đã xây dựng, thực hiện đúng lịch lấy nước của từng thôn, khu ruộng; sửa chữa hệ thống mương máng để tránh thất thoát nước.

Chi cục chỉ đạo các tổ thủy nông của các địa phương cung cấp nước tiết kiệm, hợp lý phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây trồng, tránh lãng phí; đồng thời, chuẩn bị máy bơm dã chiến để chuẩn bị cho các cánh đồng thiếu nước trầm trọng.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.