Hàn - Nhật: Hy vọng hàn gắn "vết cứa lịch sử"

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hàn Quốc đang thăm dò ý kiến của Nhật Bản về khả năng ký kết một thỏa thuận mới nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày hai nước nối lại quan hệ ngoại giao trong năm tới nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Ảnh: Reuters.

Hơn một thập niên qua, quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất do hai bên không đồng nhất về cách giải thích lịch sử chung của hai quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ này dần được cải thiện kể từ khi ông Yoon Suk-yeol trở thành tổng thống Hàn Quốc vào tháng 5/2022.

Theo một quan chức cấp cao thuộc văn phòng tổng thống Hàn Quốc tiết lộ hồi đầu tháng 3, Tổng thống Yoon Suk-yeol kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với Nhật Bản. Dẫn lời vị quan chức này, báo Nhật Bản Yomiuri ngày 13/3 đưa tin Tổng thống Yoon hy vọng sẽ có chuyến thăm tới Nhật Bản và Seou mongl muốn vạch ra mối quan hệ hướng tới tương lai dựa trên Tuyên bố chung Nhật Bản-Hàn Quốc năm 1998.

Mặc dù chưa có bình luận chính thức nào từ chính phủ Tokyo về cách tiếp cận của Seoul, nhưng được biết, hai nước đã thảo luận về một loạt chủ đề song phương, bao gồm các chuyến thăm chính thức.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo trong khi Tokyo ủng hộ đẩy mạnh hơn mối quan hệ an ninh và thương mại với nước láng giềng, họ vẫn lo ngại chính quyền đời sau của Tổng thống Yoon có thể rút lui hoặc thậm chí hủy bỏ một thỏa thuận.

Nhật Bản chỉ ra bài học xương máu từ Thỏa thuận Phụ nữ Giải khuây Nhật Bản-Hàn Quốc – thỏa thuận được Bộ trưởng Ngoại giao của cả hai nước ký vào tháng 12/2015. Theo thỏa thuận này, Nhật Bản đã thành lập một quỹ 1 tỷ yên hỗ trợ và bồi thường cho 47 “phụ nữ mua vui”. Bốn năm sau, dưới chính quyền mới ở Seoul, quỹ này bị giải thể và thỏa thuận trên thực tế đã bị hủy bỏ.

Ryo Hinata-Yamaguchi, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Tokyo, nhận định: “Tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản sẽ rất cảnh giác”.

Theo ông Ryo, Nhật Bản lo ngại một thỏa thuận mới có thể là phiên bản mới hơn dựa trên hiệp ước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1965, khiến Tokyo phải trả 300 triệu USD tiền bồi thường. “Nhật Bản có lẽ cũng lo lắng chính phủ mới của Hàn Quốc có thể rút lại bất kỳ thỏa thuận nào, giống như họ đã làm với thỏa thuận ‘phụ nữ mua vui’ vào năm 2019. Nhật Bản nói rằng các vấn đề lịch sử đã được giải quyết, nhưng Hàn Quốc nói rằng họ chỉ mới bắt đầu đàm phán”, ông Ryo nói.

Không chỉ vậy, luôn có khả năng một nhân vật chính trị cấp cao của Nhật Bản sẽ nói hoặc làm điều gì đó khiến một Hàn Quốc nhạy cảm phật ý, ví dụ như đến viếng tại đền Yasukuni, hoặc một chính trị gia Hàn Quốc sử dụng các vấn đề lịch sử để thu hút cử tri.

“Thực sự cả Nhật Bản và Hàn Quốc đang thiếu niềm tin chính trị lẫn nhau và điều đó rất quan trọng đối với một mối quan hệ hướng về tương lai”, ông Ryo kết luận.

Ben Ascione, trợ lý giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda ở Tokyo, chỉ ra quan hệ Nhật-Hàn đã lao dốc dưới nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Moon Jae-in. Sự đảo ngược mối quan hệ gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của Tổng thống Yoon.

“Cho đến khi nào Tổng thống Yoon vẫn còn nắm quyền thì Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục có tiềm năng hợp tác an ninh và chính trị, và kỷ niệm 60 năm nối lại quan hệ ngoại giao là một cách để thực hiện điều đó”, chuyên gia Ascione nhận định.

Ông chỉ ra rằng mối quan hệ này vượt xa mối quan hệ song phương vì cả Tokyo và Seoul đều xích lại gần nhau hơn nhờ mối quan hệ ba bên ngày càng khăng khít sau khi Tổng thống Joe Biden mời người đồng cấp Hàn Quốc và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến Trại David vào năm ngoái.

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh trong Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024.
Tập đoàn Tân Á Đại Thành được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024
(Ngày Nay) - Vừa qua, Tân Á Đại Thành đã được vinh danh trong Top 100 Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam 2024, đồng thời, Tập đoàn cũng đứng trong Top 5 nơi làm việc tốt nhất nhóm ngành hàng Sản xuất Chế biến Chế tạo Công nghiệp, theo công bố của Anphabe. Đây là minh chứng cho những thành tựu của Tập đoàn trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp , sáng tạo và bền vững.
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.