Hàng trăm lượt ý kiến thảo luận về các nội dung quan trọng của Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 2/11, tiếp tục chương trình làm việc Hội nghị lần thứ chín, sau khi thảo luận tại tổ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII đã làm việc tại hội trường.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.

Dự hội nghị có đại diện một số cơ quan trung ương; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Thành ủy viên; thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị; bí thư các quận, huyện, thị ủy và đảng ủy trực thuộc Thành ủy Hà Nội.

Đẩy mạnh liên kết vùng, nỗ lực xây dựng thành phố thông minh

Dưới sự điều hành của Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh, các thành viên UBND thành phố lần lượt giải trình, tiếp thu các ý kiến thảo luận tại 4 tổ đại biểu.

Theo đồng chí Trần Sỹ Thanh, với tinh thần làm việc tập trung, trách nhiệm, các đại biểu tại 4 tổ đã đóng góp 138 lượt ý kiến về 3 nội dung quan trọng, đó là: Báo cáo về tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi); Báo cáo về công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội và Dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Giải trình về các vấn đề liên quan đến xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, các ý kiến đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, chu đáo dự thảo và ý kiến định hướng của đồng chí Bí thư Thành ủy. Đa số đại biểu đều nêu ý kiến về việc thành phố cần tập trung đầu tư nguồn lực, tăng cường phân cấp, phân quyền, tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại như: Tình trạng úng ngập, cải tạo chung cư cũ, di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội đô, tăng cường liên kết vùng…

Đồng chí Lê Hồng Sơn cũng cho biết, các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến về các vấn đề: Xây dựng mô hình công ty kinh doanh vốn Nhà nước, các quỹ tài chính của thành phố nhằm tạo nguồn lực để thực hiện chỉnh trang đô thị, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng trẻ, tăng khả năng liên kết để phát triển toàn diện Thủ đô.

Nhiều ý kiến đại biểu cũng đóng góp ý kiến về tăng các loại thuế gián thu và ban hành một số loại phí mới đặc thù của thành phố; các dự án sử dụng đất chậm tiến độ kéo dài; liên kết phát triển vùng Thủ đô, tăng cường phân cấp, ủy quyền… Một số ý kiến đại biểu cũng nêu ý kiến về bố cục của tờ trình, đề xuất làm rõ các khái niệm…

“Ban Cán sự đảng UBND thành phố xin tiếp thu đầy đủ toàn bộ các ý kiến góp ý để rà soát, chỉnh lý tờ trình cho phù hợp; đồng thời mong muốn tiếp tục nhận sự lãnh đạo chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy để hoàn thiện tờ trình”, đồng chí Lê Hồng Sơn cho biết.

Giải trình về các vấn đề liên quan đến công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, đã có 34 lượt ý kiến thảo luận tại tổ về vấn đề này. Đa số mong muốn thành phố sớm triển khai các giải pháp, khắc phục triệt để các tồn tại. Tán thành các giải pháp mang tính định hướng được nêu tại báo cáo, song các đại biểu cũng đề nghị rà soát quy hoạch thoát nước, cống rãnh, kênh mương hồ điều hòa... theo quy mô dân số đi kèm với việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phù hợp với quy hoạch chung vùng Thủ đô.

Đặc biệt, phải rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành, hợp nhất với quy hoạch thoát nước của cả nội thành và ngoại thành. Bởi trước đây, nhiều khu vực là ngoại thành thì nay đã là nội thành và tới đây, nhiều huyện sẽ hoàn thành xây dựng thành quận. Vì vậy phải có sự kết hợp hiệu quả, khắc phục tình trạng tiêu thoát không đồng đều; xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ, nhất là khu vực sẽ từ huyện thành quận.

Làm rõ và giải trình những ý kiến đại biểu nêu về dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ tập trung phát triển hạ tầng số, nền tảng số, bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý về chuyển đổi số, an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh chương trình dạy và học về kỹ năng số trong giáo dục tiểu học và phổ thông…

“Với tinh thần cầu thị, Ban Cán sự đảng UBND thành phố xin tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện tờ trình”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng cho biết.

Tiếp theo, sau khi Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến trình bày dự thảo Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, 100% đại biểu có mặt đã biểu quyết nhất trí thông qua.

Phải thực sự khắc phục những bất cập, hạn chế

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm, hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã làm rõ thêm các nội dung được hội nghị thảo luận, cho ý kiến.

Trong đó, về tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), đồng chí Đinh Tiến Dũng cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố bước đầu đồng tình với 9 nhóm chính sách lớn theo đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố, để bảo đảm tiến độ hồ sơ đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Bí thư Thành ủy đề nghị cần bám sát theo tiến độ do Đảng đoàn Quốc hội đã đề ra tại Kế hoạch số 832 ngày 25-7-2022 về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Quốc hội được xác định trong Nghị quyết số 15 ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị, đó là hoàn thành sửa đổi Luật Thủ đô trước ngày 31-12-2023.

Đồng chí Đinh Tiến Dũng lưu ý, về quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), cần nhấn mạnh thêm quan điểm, định hướng sửa Luật Thủ đô lần này, đó là các nhóm chính sách, giải pháp đưa vào sửa luật phải thực sự “khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành”; bởi thực tiễn với nhiều quy định trong Luật Thủ đô hiện hành vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa được hiện thực hóa, cụ thể hóa bằng các quy định, chế tài cụ thể. Đồng thời các nhóm chính sách, giải pháp đề xuất đưa vào sửa Luật Thủ đô phải thể hiện rõ và luật hóa cho bằng được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo đúng Nghị quyết số 15 ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Bí thư Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan để tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các bộ, ngành Trung ương, trước khi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo thẩm định trình Chính phủ. Đảng đoàn HĐND thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, cùng với Ban Cán sự đảng UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, trình Quốc hội xem xét, thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm tiến độ đề ra.

Đối với công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tán thành với báo cáo công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ban Cán sự đảng UBND thành phố trình hội nghị; giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố khẩn trương thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó, phải khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị theo quy hoạch và các dự án công viên cây xanh có hồ điều hòa đã được phê duyệt trên địa bàn thành phố. Đồng thời, nghiên cứu việc nạo vét các hồ nước trên địa bàn, để tăng khả năng chứa nước, phục vụ việc thoát nước đô thị; đặc biệt là tại địa bàn các quận, huyện có nhiều khu đô thị mới và các khu vực có mật độ dân cư cao như các quận: Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân...

Trước mắt, đồng chí Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành liên quan của thành phố khẩn trương tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến tuyến kênh La Khê theo quy định hiện hành, sớm triển khai phần còn lại của dự án, bảo đảm trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được vận hành 100% công suất, phát huy hiệu quả trong tiêu thoát úng ngập cho lưu vực của dự án. Đối với khu vực nông thôn, cần sớm có giải pháp nạo vét, khơi thông, xử lý ô nhiễm nguồn nước; làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy để tăng khả năng lưu thoát nước trong mùa mưa và khi xảy ra lũ lụt; đặc biệt là tại khu vực các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức...

“Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu/cụm công nghiệp...; đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư, địa phương xây dựng các khu công viên cây xanh có hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát nước đô thị khi xảy ra mưa lớn”, Bí thư Thành ủy nêu rõ.

Theo Bí thư Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tán thành với nội dung dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy về chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của Nghị quyết, thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Bí thư Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tổng hợp, tiếp thu tối đa các ý kiến tham gia, đóng góp xác đáng của các đại biểu tại hội nghị; hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, trình Ban Thường vụ Thành ủy ký ban hành theo Quy chế làm việc của Thành ủy.

Khẳng định Hội nghị lần thứ chín đã thành công tốt đẹp, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng tin tưởng rằng, với truyền thống đoàn kết, thống nhất, trách nhiệm, bản lĩnh và sáng tạo, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố, Ban Thường vụ, Thường trực Thành ủy và cả hệ thống chính trị của thành phố sẽ tập trung cao độ, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị năm 2022 và các năm tiếp theo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?