Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Họa sĩ lão thành của mỹ thuật Việt Nam Bùi Quang Ngọc đã từ trần lúc 22g15 ngày 1/12, ông nổi tiếng từ trẻ với tranh ký họa và là người vẽ chân dung như thuộc lòng từng gương mặt và cá tính của nhân vật.
Họa sĩ Bùi Quang Ngọc (1934 - 2024)
Họa sĩ Bùi Quang Ngọc (1934 - 2024)

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc sinh năm 1934 tại Quảng Trạch, Quảng Bình trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước. Như ông tự bạch: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo nho học có tám anh, chị em. Nhưng tự hào thay, tất cả đều sống rất thanh bạch có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm. Ông nội tôi là nhà nho yêu nước. Ba tôi cũng vậy, cụ rất giỏi chữ nho, tiếng Pháp và viết tiếng Việt bằng chữ nôm. Cụ lại là người giỏi bốc thuốc.

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 1

Nhà sử học Dương Trung Quốc và họa sĩ Bùi Quang Ngọc bên chân dung tự họa của ông

Và một điều hết sức quan trọng là cả ba anh em tôi. Anh cả Bùi Trị, kỹ sư công chánh (đã mất năm 2012 thọ 90 tuổi); anh thứ năm Bùi Quang Đoài, anh được ông cụ thân sinh đặt tên là Chuyết, sau anh chiết tự ra là Mộc Quang Đoài tức nhà văn Thái Vũ và tôi đều đi bộ đội thời kháng Pháp phục vụ cả ba miền đất nước. Anh cả trong Đại đoàn Pháo binh 351. Anh Đoài Nam tiến năm 1946, đây là thời trai trẻ đẹp nhất của anh. Tôi đi bộ đội năm 16 tuổi ở Bình Trị Thiên. Cả ba anh em đi bộ đội được Chính phủ tặng Bảng vàng danh dự về truyền thống gia đình kháng Pháp. Tôi rất tự hào”.

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc là sinh viên khóa đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội (1955-1959) và đã nổi tiếng ngay khi còn sinh viên với những bài ký họa được sánh ngang với những họa sĩ bậc thầy đương thời. Nhà văn, họa sĩ Đỗ Phấn nhận định: “Bùi Quang Ngọc có những ký họa vào hàng đẹp nhất của lịch sử mỹ thuật Việt Nam, dù rằng hàng ngày vẫn phải làm công việc của một anh vẽ tranh cổ động ở sở văn hóa”.

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 2

Chân dung tự họa của Bùi Quang Ngọc

Rời giảng đường đại học, họa sĩ Bùi Quang Ngọc về công tác tại Sở Văn hóa tỉnh Quảng Ninh. Ông được giao nhiệm vụ vẽ tranh cổ động phục vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tại đây, tiếp xúc với cuộc sống của người công nhân đất mỏ, với môi trường thực tế nuôi dưỡng ý chí và tài năng khởi đầu cho chàng họa sĩ trẻ Bùi Quang Ngọc với những khung cảnh, đời sống lam lũ và cực nhọc của người thợ mỏ thời chiến tranh.

Ngoài ký họa thông qua trực họa hoặc vẽ lại theo ký ức, Bùi Quang Ngọc luôn mong muốn vẽ chân dung những người ông yêu quý, những ân nhân đã giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Điều này thể hiện sự chân thành, trọng tình nghĩa mà Bùi Quang Ngọc đã thể hiện ở đời và cả trong tranh.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng, cho biết: “Trong nền mỹ thuật Việt Nam đương đại, Bùi Quang Ngọc, có lẽ là một trong những họa sĩ hiếm hoi luôn trăn trở với nghề nghiệp của mình. Ông đọc nhiều, xem nhiều, đi nhiều, nói nhiều, viết nhiều về nghệ thuật và vẽ nhiều. Điều đó không có nghĩa là ông có “chất nghệ” nhiều hơn. Nhưng chắc chắn, ông là người sống với khát vọng làm được một điều gì đó trong nghệ thuật - đánh dấu sự hiện hữu. Bùi Quang Ngọc là một nghệ sĩ tài hoa. Ít ai có thể phủ định được điều đó”.

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 3

Chân dung tự họa của Bùi Quang Ngọc

Trong triển lãm Trở về Hà Nội của họa sĩ Bùi Quang Ngọc tổ chức vào tháng 12/2010, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân viết những dòng cảm nhận: “Những gương mặt danh nhân hiện lên trong vẻ thanh cao thẩm mỹ do họa sĩ áp đặt, trong cái tiều tụy đời thường mà họa sĩ nhìn thấy và trên hết trong sự cô đơn hiển nhiên mà họa sĩ chia sẻ một cách chân thực. Ai chưa từng gặp các nhân vật trong các chân dung sẽ muốn làm quen với những người kỳ lạ ấy. Ai đã từng gặp họ sẽ tin rằng hồn nghệ thuật của họ vẫn vương vấn đâu đây...”.

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc từng chia sẻ về những chân dung do ông vẽ: “Tôi thường vẽ những người quen biết, những người mình hiểu sâu sắc. Họ là những người có nhân cách đẹp và bản thân họ cũng mang vẻ đẹp của hội hoạ. Ví dụ, Nguyễn Gia Trí có vẻ đẹp ung dung, hơi trầm buồn nhưng vẫn giữ được nét hồn nhiên, còn Nguyễn Sáng nổi bật nhất vẫn là đôi mắt to như mắt cá, vừa nhìn đời đau đáu mãnh liệt nhưng cũng đầy vẻ ngơ ngác, ngây thơ; Bùi Xuân Phái thì toát ra cái gì đó thật thánh thiện, thanh thoát; Nguyễn Tuân thì lại phóng khoáng, hóm hỉnh; Đoàn Phú Tứ tình cảm, dịu dàng; Thái Bá Vân thông thái, đẹp kiểu phương Tây; Thái Tuấn già dặn, uyên bác nhưng rất nhẹ nhàng…”.

Nhà phê bình nghệ thuật Thái Bá Vân đã từng viết về ông: “Trên con đường hội họa, Bùi Quang Ngọc đi một mạch, cắm đầu về phía trước từ khi vào cuộc, không bao giờ ngoái trở lại tiếc rẻ những bến bờ đã dừng chân, anh đi từng bước gian nan, nhưng chính cái gian nan ấy là phẩm giá nghệ thuật của anh”.

Và họa sĩ Bùi Quang Ngọc đã “cắm đầu” đi “một mạch về phía trước” để nhận ra: “Nghệ thuật không còn làm nhiệm vụ phản ánh thế giới nữa”, ông nói: “Trung tâm của sáng tạo nghệ thuật đương đại là sự bí ẩn không cùng trong đời sống tâm linh của người nghệ sĩ. Lộ trình lãng mạn và đại tự sự đã trở thành quá khứ”.

Tang lễ họa sĩ Bùi Quang Ngọc được tổ chức tại nhà riêng (số 12, đường Hưng Thái 2, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM). Lễ nhập quan lúc 9g ngày 2/12, lễ viếng lúc 12g30 đến 14g15 ngày 4/12, sau đó di quan và hỏa táng tại Nghĩa trang Đa Phước, huyện Bình Chánh, TPHCM.

Xin giới thiệu một số chân dung do họa sĩ Bùi Quang Ngọc vẽ

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 4

Nhạc sĩ Văn Cao

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 5
Nhà thơ Hữu Loan
Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 6

Nhà thơ Hoàng Cầm

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 7

Nhà thơ Quang Dũng

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 8

Nhà văn Nguyễn Tuân

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 9

Nhà phê bình mỹ thuật Thái Bá Vân

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 10

Họa sĩ Bùi Xuân Phái

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 11

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 12

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Họa sĩ Bùi Quang Ngọc – “người thuộc từng gương mặt và cá tính của nhân vật” đã ra đi ảnh 13

Họa sĩ Nguyễn Sáng

Giá vàng tiếp tục biến động
Giá vàng tiếp tục biến động
(Ngày Nay) - Kết thúc tuần cuối cùng của tháng 11, thị trường vàng thế giới tiếp tục "mất đi" 3% sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Scott Bessent, một nhà tài chính Phố Wall làm ứng viên Bộ trưởng Bộ Tài chính trong nội các mới.
Khách mời giao lưu, trò chuyện về Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Phương Lan
Giới thiệu Dự án phim về Phật hoàng Trần Nhân Tông
(Ngày Nay) - Ngày 1/12, tại Hà Nội, Chi hội Ngôi trường cuộc sống Sắc màu tự nhiên (trực thuộc Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội) tổ chức Triển lãm tranh “Thủy mặc đề thơ của Phật hoàng Trần Nhân Tông” và trò chuyện, giao lưu về con đường hoằng dương Phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông.