Hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải minh bạch hơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, Luật Kinh doanh bảo hiểm phải được sửa đổi để khắc phục những hạn chế, bất cập sau hơn 20 năm thi hành.
Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 29/10/2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Tiếp tục Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, sáng 29/10/2021, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Đối với nội dung Hợp đồng bảo hiểm, nhiều đại biểu nhất trí cao với ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về nội dung quy định tại khoản 2, Điều 16 của dự thảo: "Phải giải thích rõ và có bằng chứng xác nhận việc mua bảo hiểm đã được giải thích đầy đủ và hiểu rõ các nội dung về điều khoản loại trừ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm" là chưa hợp lý, gây khó cho cả Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, đặc biệt đối với các hình thức bán bảo hiểm qua phương tiện điện tử hoặc các sản phẩm bảo hiểm đơn giản như du lịch, xe máy,…

Theo quy định tại mục b, khoản 2 Điều 19 của dự thảo, trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ kê khai đầy đủ, chính xác mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Doanh nghiệp bảo hiểm thì Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng, không bồi thường và trả tiền bảo hiểm cho bên mua hợp đồng bảo hiểm.

Quy định này gây bất lợi cho người mua bảo hiểm, vì trên thực tế phạm vi về nghĩa vụ kê khai rất đa dạng, trong đó có nhiều trường hợp mặc dù khai không đầy đủ nhưng không ảnh hưởng đến đối tượng, nội dung hợp đồng bảo hiểm.

Do vậy, nếu quy định như trong dự thảo Luật sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bảo hiểm có thể lạm dụng quy định để gây khó khăn, thậm chí từ chối chi trả bồi thường cho khách hàng khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đề nghị nên nghiên cứu, cân nhắc quy định nêu trên để đảm bảo tính chặt chẽ của pháp luật, cân bằng lợi ích giữa các bên.

Tại khoản 2, Điều 39 dự thảo Luật quy định: Đối với người được bảo hiểm chưa thành niên, hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ năng lực hành vi, hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của họ có thể chỉ định người thụ hưởng. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 13, Điều 3 dự thảo Luật: người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhóm.

Như vậy, khoản 2 Điều 39 dự thảo Luật quy định người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ có quyền chỉ định người thụ hưởng là chưa phù hợp với quy định tại khoản 13, Điều 3 Dự thảo Luật, quyền này thuộc về người mua bảo hiểm.

Nhiều ĐBQH đề nghị nghiên cứu sửa đổi lại quy định tại khoản 2, Điều 39 như sau: Đối với người được bảo hiểm chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ năng lực hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì bên mua bảo hiểm phải có sự đồng ý của người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm khi chỉ định người thụ hưởng.

Đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, để nâng cao chất lượng kinh doanh bảo hiểm, khắc phục tình trạng nhiều đại lý cung cấp cho khách hàng không đúng quyền lợi bảo hiểm và hạn chế bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng giữa chừng. "Dự thảo luật cần có những quy định điều chỉnh, tăng sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm; đồng thời cần quy định về trình độ văn hóa đối với những người tham gia đại lý bảo hiểm, gắn với quy định về thời gian đào tạo đối với những người tham gia làm đại lý bảo hiểm", đại biểu Trương Xuân Cừ nêu ý kiến.

Một số địa biểu cho rằng, trên thực tế, vẫn còn tồn tại một số bất cập nhưng dự thảo luật chưa đề cập điều chỉnh, như việc một số ngân hàng quy định điều kiện vay vốn phải có hợp đồng bảo hiểm của chính ngân hàng đó, trong khi nguyên tắc tham gia bảo hiểm là tự nguyện; hay một số doanh nghiệp bảo hiểm từ chối bán bảo hiểm cháy nổ, tàu cá, trong khi đây là các loại bảo hiểm bắt buộc.

Ngoài ra, cần đánh giá đầy đủ về tính hiệu quả của việc thí điểm thực hiện hoạt động bảo hiểm vi mô trong thời gian vừa qua, phân tích, đánh giá kỹ tác động kinh tế - xã hội, chi phí, lợi ích của loại hình bảo hiểm này.

Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.