Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em

Nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi việc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.
Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em
Kỹ năng sống trong tiếng Nhật vừa đề cập đến phạm trù đạo đức tư cách của một con người, vừa là những kỹ năng, năng lực cần thiết mà một con người cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Ví dụ đó là thói quen sinh hoạt đúng mực, luôn xây dựng cho mình tinh thần tự giác, tự lập, tự chủ trong suy nghĩ và hành động, vừa có tinh thần cầu thị, vừa có kỹ năng tự giải quyết các vấn đề liên quan đến cá nhân, kỹ năng xây dựng mối quan hệ với người khác trong tập thể.
Ở Nhật không có SGK dạy riêng về kỹ năng sống, nhưng học sinh Nhật có một môn học Đạo đức ở trường cũng dạy những nội dung gần như bao hàm trong đó. Điều quan trọng hơn cả người Nhật quan niệm dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải bắt đầu từ khi trẻ đi học, mà nó cần được dạy ngay từ khi trẻ mới sinh ra, và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất để dạy trẻ những kỹ năng ấy.
Giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn đặt nền móng, nên người Nhật vô cùng coi trọng giai đoạn này. Kỹ năng đầu tiên mà người Nhật dạy con trẻ chính là:

1. Trải nghiệm cùng thiên nhiên để thích ứng với môi trường và học hỏi từ thế giới tự nhiên

- Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ.
Chỉ đơn giản vì làm như thế để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.
Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em - anh 1
- Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát thiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống, họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay thường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ, họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.
Rất nhiều nơi trên khắp nước Nhật đã tái sinh lại khu cánh đồng cho đom đóm hồi sinh lại (vì trong suốt thời kỳ kinh tế phát triển quá độ đã khiến môi trường bị hủy hoại dẫn đến loài đom đóm bị tận diệt, và đom đóm hồi sinh như một bằng chứng chứng tỏ môi trường sinh thái phát triển bền vững). Ngày nay cứ dịp tháng 5 đến tháng 7 trẻ em Nhật sẽ có dịp được thưởng thức màn đom đóm đầu mùa hạ như một trải nghiệm thật tuyệt vời cho tuổi thơ của các em.
- Cho tập luyện các môn thể thao ngoài trời dù nắng hay mưa hay tuyết để tôi rèn nghị lực cho bản thân, yêu thích thể thao và nâng cao sức khỏe.
- Gần đây rất nhiều các nhà giáo dục đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa - gặt lúa, trồng rau – thu hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Đây là trải nghiệm tuyệt vời giúp trẻ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc khi thu hoạch được thành quả do sức lao động mình bỏ ra, hiểu được sự vất vả của những người làm nông nghiệp để biết yêu quý thức ăn, coi trọng sức lao động của người khác. Đồng thời thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống cho mình

2. Để trẻ tự do thể hiện ý chí của mình thay vì áp đặt

Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.
Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.
Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em - anh 2

3. Coi trọng việc giáo dục đạo đức trong gia đình, vun đắp kỹ năng giao tiếp với mọi người

Vì đó là năng lực quan trọng giúp trẻ hòa đồng trong mối quan hệ với mọi người ở trường cũng như ngoài xã hội. Coi trọng giá trị đạo đức đặc biệt là lòng trung thực, tinh thần chịu trách nhiệm, sự nhẫn nại (gaman). Để xây dựng những kỹ năng mềm ấy thì việc cha mẹ thể hiện nó cho trẻ học tập theo mỗi ngày mới là quan trọng.
Việc quan sát và không can thiệp vào cuộc cãi nhau của con khi chơi với bạn bè, để con học hỏi kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cũng là một kỹ năng sống mà cha mẹ Nhật rất coi trọng. Cha mẹ sẽ không nhìn vào kết quả hành động của con để đánh giá, phán đoán mà sẽ nhìn vào mặt sau để đặt câu hỏi vì lí do gì con làm như thế, dù con có làm sai cũng tiếp nhận con trước cho con thấy mình là bờ vai tin cậy của con trước khi đưa ra lời khuyên bảo con.
Ngoài ra thói quen đọc ehon cho trẻ ngay từ khi 0 tuổi với những câu chuyện gần gũi, các bài học giàu tính nhân văn được lồng ghép khéo léo giúp bé hình thành nhân cách: đó tình yêu gia đình, trung thực, bao dung, biết quan tâm tới mọi người, lễ phép… Đạo đức của con trẻ chính là từ những việc làm của cha mẹ và mọi người xung quanh mà hình thành. Hoặc nó là những ấn tượng khó phai về một câu chuyện cảm động nào đó mà trẻ được đọc hay chứng kiến.
Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em - anh 3

4. Kiên nhẫn để lắng nghe và trò chuyện cùng con khi con phản kháng

Đây là một kỹ năng quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.
Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ.
Học cách người Nhật dạy kỹ năng sống cho trẻ em - anh 4

5. Chơi cùng con

Tiếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.
Nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi việc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.

Xem thêm:

- 3 điều giản dị nước Nhật dạy học sinh ngày khai giảng

- Kỹ năng sống: Làm sao để chơi an toàn với thú cưng?

Theo Kilala

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.