'Học thêm nữa, học thêm mãi' theo lời dạy của Bác trong thời đại mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, về xã hội học tập hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại khi trên thế giới, giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố mang tính quyết định đến vận mệnh, tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia.
Bác Hồ đã dặn dò: "Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”
Bác Hồ đã dặn dò: "Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương về việc tự học. Từ những việc như tự học ngoại ngữ, học viết báo, rửa ảnh, học làm bếp,..của Bác đã mang đến cho chúng ta những bài học cụ thể, thiết thực, sâu sắc và quý giá để mỗi người học tập và làm theo. Vì thế, mỗi chúng ta vừa chú trọng thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của công tác chuyên môn thì còn phải luôn chú trọng thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ là “tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi” để góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển và hội nhập.

Những bức thư, điện khen của Người luôn là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn đối với nhân dân Việt Nam. Trong Thư gửi đồng bào huyện Cẩm Xuyên vào tháng 11 năm 1948 về thành tích đi đầu ở phong trào “bình dân học vụ”, Người có viết “Những thành tích ấy chỉ là bước đầu. Đồng bào cần phải tiếp tục học thêm nữa, học thêm mãi để tiến bộ thêm mãi”.

Sau này Người còn dặn dò thêm “tôi năm nay đã 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn, việc nhỏ, tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”.

Thực hiện tốt đường lối của Đảng, lời dạy của Bác ở những giai đoạn tiếp theo đã đưa nền giáo dục nước nhà có những bước tiến lớn. Nhất là sau khi ta gặp hiều nhiều chông gai, trở ngại do chiến tranh nhưng với được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, nỗ lực phấn đấu của cán bộ, giáo viên, học sinh, ngành Giáo dục và đào tạo cùng toàn thể nhân dân đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện và đạt những kết quả quan trọng.

Một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên kết quả đó là nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và cả cộng đồng về vai trò, vị trí của việc học tập suốt đời, của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã có những chuyển biến tích cực. Do đó công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ được củng cố vững chắc; mạng lưới cơ sở giáo dục từ xa phát triển nhanh chóng về số lượng, đa dạng về mô hình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về học tập suốt đời, về xã hội học tập hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại khi trên thế giới, giáo dục và đào tạo đã trở thành yếu tố mang tính quyết định đến vận mệnh, tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hiều văn bản về xây dựng xã hội học tập cụ thể như Chỉ thị 14/CT - TTg ngày 25/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài giai đoạn 2021 - 2030”.

Vào ngày 25/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 387/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”. Phát huy những kết quả đạt được về truyền thống hiếu học, thực hiện lời dạy của Bác và dựa trên những chủ trương của Chính phủ, mỗi địa phương đã chủ động xây dựng, thực hiện các Đề án xây dựng gia đình, dòng họ cộng đồng học tập, nhằm tạo nền tảng để khơi dậy truyền thống hiếu học, phong trào thi đua học tập ở nhân dân, ở mỗi nhà, ở mỗi dòng họ. Các cấp hội khuyến học đã tập trung củng cố nâng cao chất lượng hội viên và tổ chức hội, nhằm thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội; tiếp tục củng cố thành lập mới tổ chức hội trong các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp.

Việc xây dựng xã hội học tập được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, góp phần tạo cơ hội và điều kiện cho mọi người dân được học tập suốt đời, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Với tình hình biến đổi nhanh chóng của đất nước và địa phương hiện nay, tỉnh nhà đã có những quan tâm, chỉ đạo cụ thể như việc ban hành các văn bản như thành lập Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học.

Những chương trình học tập suốt đời, các chương trình giáo dục mở trên sóng phát thanh, truyền hình được cung cấp, tổ chức đa dạng từ nhiều tổ chức văn hóa cũng như các kênh phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua đó đã giới thiệu một cách rộng rãi, cụ thể đến các đối tượng khác nhau nên các lớp cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ, các lớp phổ cập ngoại ngữ, tin học ứng dụng, giáo dục kỹ năng sống, nghề ngắn hạn tại các trung tâm học tập cộng đồng được số lượt người tham gia tăng theo mỗi năm.

Theo số liệu của Hội khuyến học Việt Nam tính đến cuối năm 2021, cả nước có 17.459 cơ sở giáo dục thường xuyên, trong đó có 71 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh; 619 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện; 10.469 trung tâm học tập cộng đồng; 5.642 trung tâm ngoại ngữ - tin học; 658 cơ sở, trung tâm thực hiện giáo dục kỹ năng sống. Điều này đã hỗ trợ tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho học sinh, sinh viên, cán bộ công chức được hỗ trợ tích cực nhờ số lượng cơ sở giáo dục thường xuyên tư thục tăng nhanh, đặc biệt là hệ thống trung tâm tin học, ngoại ngữ.

Chúng ta đã đạt 2 mục tiêu lớn là “Xoá mù chữ và phổ cập giáo dục”, “Học tập để hoàn thiện kỹ năng sống, xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn” với 63/63 tỉnh/thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; trong đó 34/63 tỉnh/thành phố đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; trên 300.000 người trong độ tuổi 15-60 ở các địa phương đã tổ chức xóa mù chữ. 63/63 tỉnh/thành phố đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1. 21/63 tỉnh/thành phố (33,3%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và 11/63 tỉnh/thành phố (17,5%) đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; 03 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở mức cao nhất - mức độ .

Thực hiện lời dạy của Bác, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn phải gương mẫu trong học tập và tự học. Mỗi người cần phải luôn có ý thức học tập là thường xuyên hàng ngày, không kể việc lớn hay việc nhỏ, việc quan trọng hay không quan trọng.

Quá trình học tập đó không bị giới hạn hay bó hẹp về không gian, thời gian mà được thực hiện mọi lúc, mọi nơi từ trường học, cơ quan, đồng nghiệp cho đến nơi cư trú. Kiến thức thì phong phú còn nhận thức là cả quá trình nên cần phải thường xuyên cập nhật, bổ sung làm giàu vốn sống cho mình. Đặc biệt là tận dụng các nền tảng công nghệ, nhằm đa dạng hóa các kênh và công cụ học tập suốt đời, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Việc quan sát học hỏi, đúc rút những kiến thức từ chính đời sống xã hội là yếu tố hình thành nên thế giới quan lẫn nhân sinh quan đúng đắn, khoa học cho mỗi người để từ đó định hướng cách nhìn nhận, hành động đạt hiệu quả.

Xuất phát từ những yếu tố cá nhân, điều kiện cụ thể của mỗi cán bộ, đảng viên để tự hình thành kế hoạch, mục tiêu, phương pháp học tập cụ thể phù hợp. Đồng thời phải phát huy kết quả đã đạt được từ phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập do đây là một vấn đề có ý nghĩa góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được và làm tốt lời dặn của Bác, cần rà soát, đánh giá hiệu quả mô hình hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng. Đồng thời, chọn một số việc ưu tiên, tập trung làm tốt, như: xoá mù chữ; phát triển hệ thống đào tạo từ xa; tăng cường hiệu quả của hệ thống khuyến học; tăng cường các hoạt động truyền thông và định hướng xã hội đối với việc học tập; gia tăng nguồn tài nguyên, dữ liệu số phục vụ việc học tập thường xuyên. Thực tiễn cho thấy mọi sự vật, hiện tượng luôn vận động và biến đổi nên học tập suốt đời là cách thức hiệu quả, bền vững nhất để chúng ta đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của công việc, cuộc sống. Cả xã hội học tập là đòn bẩy đưa xã hội ngày càng phát triển vượt qua những khó khăn, thách thức đặt ra.

Việt Nam là một trong những đất nước có truyền thống hiếu học nên từ xa xưa, ý thức nỗ lực vươn lên bằng con đường học tập như mạch nguồn đã ăn sâu, thấm đẫm vào máu thịt của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội. Đối với mỗi người dân Hà thì những lời dặn dò của Người không chỉ là chủ đề thường xuyên trong các cuộc sinh hoạt chi bộ mà còn là chuyện để chia sẻ, nhắc nhở nhau khi thực hiện nhiệm vụ cũng như cuộc sống đời thường. Điều đó tạo nên khí thế thi đua học tập, lao động càng sôi động thôi thúc mọi người cùng nỗ lực, phấn đấu. Mỗi người dân có quyền bình đẳng, có trách nhiệm học tập thường xuyên, học suốt đời và có nắm giữ mọi cơ hội học tập để trở thành công dân số, công dân học tập toàn cầu.

Ths Phan Thị An Phú

Trường Chính trị Trần Phú

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?