Năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển sinh trong cả nước theo 2 phương thức xét tuyển: căn cứ kết quả thi THPT quốc gia và xét tuyển theo học bạ.
Đối với phương thức xét tuyển căn cứ kết quả thi THPT quốc gia, Giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền thông báo, ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Báo chí là 16 điểm. Các ngành còn lại có ngưỡng điểm xét tuyển là 15,5 điểm.
Ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đối với ngành Báo chí của Học viện Báo chí & Tuyên truyền là 16 điểm. |
Mức điểm này bao gồm điểm thi theo tổ hợp xét tuyển, điểm ưu tiên đối tượng, khu vực đối với các ngành có tổ hợp các môn tính hệ số 1. Đối với các ngành có tổ hợp môn Tiếng Anh hoặc Lịch sử tính hệ số 2, các môn khác tính hệ số 1, phải quy về thang điểm 30 theo công thức:
(Điểm môn 1 + Điểm môn 3 + Điểm Tiếng Anh/ Điểm Lịch sử * 2)*3/4 + điểm ưu tiên
Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Học viện Báo chí – Tuyên truyền cũng cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Tính đến thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương.
- Thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2018.
- Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông đạt 6,0 trở lên;
- Hạnh kiểm từng năm học trong 3 năm Trung học phổ thông xếp loại Khá trở lên;
- Thí sinh chịu trách nhiệm về điều kiện nộp hồ sơ (học lực, hạnh kiểm) theo quy định của Học viện. Trong trường hợp thí sinh đạt điểm xét tuyển nhưng không đáp ứng yêu cầu về điều kiện nộp hồ sơ, Học viện không công nhận trúng tuyển.
Điểm trúng tuyển đối với từng ngành/chuyên ngành cụ thể. |
Đối với phương thức xét tuyển học bạ, năm 2018, Học viện Báo chí – Tuyên truyền tuyển 1800 chỉ tiêu. Trong đó, trường dành 30% xét tuyển theo kết quả học bạ cho chỉ tiêu từng ngành/chuyên ngành đối với thí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu đạt học lực Giỏi, hạnh kiểm Tốt trong cả 3 năm học THPT.
Điểm xét tuyển là điểm trung bình cộng kết quả học tập cả năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 bậc Trung học phổ thông, tính điểm lẻ đến 2 chữ số thập phân.
Tổng hợp