Hôm nay 24/10, bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Trong hai ngày 24 và 25/10, Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành trong ngày 24 và 25/10.
Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn sẽ được tiến hành trong ngày 24 và 25/10.

Chiều nay 24/10, sau khi thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch, Quốc hội sẽ tiến hành các bước để lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy sẽ trình bày Tờ trình về dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm.

Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ được Quốc hội tiến hành bằng bỏ phiếu kín vào sáng 25/10. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố vào chiều cùng ngày.

Tại kỳ họp này, dự kiến sẽ có 48 người được lấy phiếu tín nhiệm gồm: Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội; Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

Hai trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm do chưa đủ thời gian công tác 9 tháng gồm Chủ tịch nước và Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.

Các đại biểu Quốc hội sẽ căn cứ vào quá trình công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ trong từ đầu nhiệm kỳ đến nay; báo cáo tự đánh giá về việc thực hiện nhiệm vụ của những người thuộc diện được lấy phiếu tín nhiệm… để đánh giá.

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, việc lấy phiếu tín nhiệm là nội dung giám sát đặc biệt quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm.

“Trên cơ sở lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, mỗi đại biểu Quốc hội sẽ thực hiện việc đánh giá với tinh thần trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.

Theo Báo Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.