Hôm nay Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước

Kết quả bầu Chủ tịch nước được công bố trong chiều nay và người trúng cử sẽ tuyên thệ trước Quốc hội.

Sáng nay thứ ba, 23/10, Quốc hội thảo luận ở các đoàn đại biểu về dự kiến nhân sự bầu Chủ tịch nước.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - đại biểu Quốc hội khóa XIV, người được Trung ương Đảng thống nhất rất cao giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2016-2021, là nhân sự mà Ủy ban Thường vụ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Sau khi thảo luận tại Đoàn, Quốc hội sẽ họp phiên toàn thể ở hội trường nghe Thường vụ báo cáo kết quả thảo luận và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu.

Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng bỏ phiếu kín và kết quả được công bố chiều cùng ngày. Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ "trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp" trong buổi lễ được truyền hình, phát thanh trực tiếp.

Hôm nay Quốc hội bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch nước ảnh 1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo quy định hiện hành, chức vụ cao nhất trong Đảng là Tổng bí thư; còn Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

Hiến pháp nêu 6 nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước, như: Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao...

Chủ tịch nước cũng là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh.

Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ, phiên họp của Chính phủ; yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết.

Cũng trong hôm nay, Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự Bộ trưởng Thông tin Truyền thông; cụ thể là miễn nhiệm ông Trương Minh Tuấn (Phó ban Tuyên giáo Trung ương) và nghe tờ trình phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng (Quyền Bộ trưởng).

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê quán huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là Ủy viên Trung ương các khóa VII, VIII, IX, X, XI, XII; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, XII; tham gia Thường trực Bộ Chính trị (8/1999-4/2001); đại biểu Quốc hội các khóa XI, XII, XIII, XIV.

Từ năm 1963 - 1967, ông là sinh viên khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó công tác nhiều năm ở Tạp chí Cộng sản và giữ chức Tổng biên tập từ tháng 8/1991 đến tháng 8/1996.

Từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2006, ông là Bí thư Thành ủy Hà Nội và sau đó giữ chức Chủ tịch Quốc hội hai khóa XI, XII.

Tháng 1/2011, ông được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Bí thư Quân ủy Trung ương. Đến tháng 1/2016, tại Đại hội XII của Đảng, ông được bầu tái giữ chức Tổng bí thư.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.