Hơn 9.000 xã bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh

(Ngày Nay) - Gần 82% xã phường, thị trấn trên cả nước bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh, 19 tỉnh có tất cả xã đều bị ô nhiễm.
Bom bi quả cam (BLU - 66) còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam trưng bày tại Trung tâm hành động bom mìn quốc gia. Ảnh: HP.
Bom bi quả cam (BLU - 66) còn sót lại sau chiến tranh tại Việt Nam trưng bày tại Trung tâm hành động bom mìn quốc gia. Ảnh: HP.

Ngày 20/10, đại tá Nguyễn Văn Xương, Phó tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh đã công bố bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên cả nước tại Hội nghị đối tác phát triển khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Hội nghị có sự tham dự của lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng; đại sứ các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ tại Việt Nam, đại diện nhiều tổ chức phi chính phủ.

Dự án điều tra, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn do Trung tâm công nghệ xử lý bom mìn, thuộc Bộ Tư lệnh Công binh thực hiện, đã khảo sát toàn bộ phần đất liền và các đảo lớn của Việt Nam (trừ phần đất liền của 6 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và Quảng Ngãi được điều tra ở dự án khác).

"Mức độ ô nhiễm bom mìn, vật nổ cả nước là khá trầm trọng", đại tá Xương nói. Cụ thể, có 9.116 (gần 82%) trong tổng số 11.134 xã, phường, thị trấn bị ô nhiễm bom mìn vật nổ. 19 tỉnh có tất cả xã bị ô nhiễm, gồm: Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Long An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Cà Mau, Sóc Trăng, Đồng Tháp.

"Đây mới là con số ở giai đoạn 1. Giai đoạn tiếp theo, dự án sẽ điều tra kỹ thuật, xác định chính xác mức độ ô nhiễm bom mìn của các khu vực", ông nói. 

Theo đại tá Xương, bom mìn sót lại ngoài đe dọa mạng sống, sức khỏe người dân còn tác động tiêu cực đến tâm lý, đời sống lẫn kinh tế địa phương. Nhiều công trình, dự án phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng, trì hoãn và tăng chi phí bởi bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng đưa ra những con số khiến nhiều người "giật mình". Bom mìn, vật nổ chiến tranh sót lại lấy đi sinh mạng của hơn 50.000 người, làm bị thương hơn 60.000 người, chủ yếu là lao động trụ cột trong gia đình, trẻ em. 63 tỉnh thành đều bị ô nhiễm bom mìn, tính riêng diện tích đất liền là 6,1 triệu ha, chiếm hơn 18% đất đai cả nước.

"Bom mìn còn sót lại trong lòng đất gây hậu quả nặng nề, cản trở phát triển kinh tế và gây ô nhiễm môi trường", ông nói và cho biết Việt Nam đang nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế trong việc khắc phục hậu quả bom mìn. Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) đã soạn thảo và trình Chính phủ chương trình khắc phục hậu quả bom mìn từ nay đến năm 2020. Nhiệm vụ 5 năm tới nặng nề, nên Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác quốc tế để thực hiện mục tiêu đề ra.

Hơn 9.000 xã bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ sau chiến tranh ảnh 1 Khánh thành Trung tâm hành động bom mìn quốc gia tại Hà Nội sáng 20/10. Ảnh:P.X.

Tham dự hội nghị, các đối tác cam kết giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam trong vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nhấn mạnh, hoạt động hợp tác Việt - Mỹ để rà phá bom mìn, vật liệu nổ bắt đầu cách đây 20 năm tại Quảng Trị. Ông tận mắt nhìn thấy những hố bom lỗ chỗ "như trên mặt trăng", nghe những chuyện thương tâm của người dân vì vấp phải mìn...

Ông khẳng định, việc rà phá bom mìn còn lâu nữa mới hoàn thành, nhưng Mỹ sẽ luôn đồng hành cùng Việt Nam. Số tiền hỗ trợ 12 triệu USD trong năm nay phản ánh cho cam kết vững chắc đó. "Thông qua việc hợp tác này, chúng ta hy vọng tạo cho trẻ em thế giới mà ở đó, các em tự do đi lại trên mặt đất, không gặp sự sợ hãi nào", ông nói.

Từ 2016 đến 2020, Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (gọi tắt là Chương trình 504) tập trung hoàn chỉnh các văn bản, nghị định quản lý hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn; mua sắm đủ trang thiết bị để đưa VNMAC vào hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, phát triển thêm các khu huấn luyện rà phá bom mìn dưới nước và trên cạn cho trung tâm huấn luyện; ký kết tài trợ quốc tế người nước ngoài, cá nhân hỗ trợ cho chương trình.

Sáng 20/10, Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) được khánh thành tại xã Thạch Hòa (Thạch Thất, Hà Nội). Công trình khởi công năm 2014 với tổng diện tích 52.000 m2, tổng đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Các hạng mục bao gồm nhà chỉ huy, nhà hội trường, nhà trưng bày bom mìn, nhà ở chuyên gia, nhà ăn, ký túc xá...

Theo Vnexpress
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.
Kiến tạo tương lai cùng AI
Kiến tạo tương lai cùng AI
(Ngày Nay) - Việc công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) lần đầu tiên được sử dụng để xử lý các câu hỏi trong chương trình “Giao lưu trực tuyến” với người dân vào ngày 19/12 tới của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đã chứng minh rằng khai thác tiềm năng và sức mạnh của AI trong mọi lĩnh vực đang trở thành xu hướng chủ đạo trên thế giới.