Kéo co ngồi - Nghi lễ độc đáo của vùng đất ven sông Hồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng hò reo cổ vũ vang dội, trai tráng khoẻ mạnh các làng dồn lực, căng tay, ra sức kéo cây song về hai đầu. Có thể nói, nghi lễ kéo co ngồi đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu vào mỗi dịp lễ hội của người dân Ngọc Trì, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội từ nhiều thế hệ qua.
Kéo co ngồi - Nghi lễ độc đáo của vùng đất ven sông Hồng

Cứ đến ngày 3/3 hàng năm, người dân Ngọc Trì (thuộc làng làng Cự Linh, xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm xưa) lại nô nức tổ chức lễ hội đền Trấn Vũ. Đây là lễ hội mang bản sắc văn hóa truyền thống, thể hiện sự tôn kính của cộng đồng với thần linh, phản ánh ước vọng về một đời sống sung túc, mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa.

Theo đó, nghi lễ kéo co ngồi đền Trấn Vũ là một nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có một không hai, được tổ chức vào mỗi mùa hội làng. Truyền thuyết xa xưa kể lại, làng Ngọc Trì từng trải qua một đợt hạn hán nặng nề. Trong làng có 12 cái giếng thì chỉ còn giếng thuộc mạn (xóm) Đìa còn nước. Trai mạn Đường, mạn Chợ xách quang gánh làm từ dây song xuống giếng mạn Đìa lấy nước nhưng bị trai mạn này ngăn không cho lấy. Hai bên cứ thế giằng co, sợ nước đổ nên trai các làng vừa kéo vừa ngồi xuống đất ôm lấy thùng nước. Hạn hán qua đi, nhớ lại tích ấy, các cụ nghĩ ra trò kéo co ngồi để trình diễn trong hội làng, cầu cho thời tiết thuận hòa.

Kéo co ngồi - Nghi lễ độc đáo của vùng đất ven sông Hồng ảnh 1

Không khí rộn ràng của nghi lễ kéo co ngồi.

Ngày nay, để tham gia đội kéo co trong lễ hội đền Trấn Vũ, trai tráng của các đội kéo phải là con cái của những gia đình nền nếp, gia giáo, có 5 đời sinh sống ở làng trở lên. Như trong tích xưa, Ngọc Trì có ba mạn là Đường, Đìa, Chợ, nên mỗi mạn được cử một đội kéo co để làm đại diện.

Trước khi vào lễ kéo co, các Mạn chuẩn bị lễ vật là mâm xôi, thủ lợn, hoa quả và tập trung trước sân đền lễ Thánh. Tiếp đó, các Mạn nghe thể lệ thi đấu, bốc thăm và đại diện ba đội lên nâng cây song (dùng để kéo) ba lần theo nghi lễ trước khi mang ra khu thi đấu.

Mỗi đội kéo co từ 15, 17 hoặc 19 người tùy theo từng năm và có một Tổng cờ. Trai kéo co cởi trần, mặc quần ngắn, buộc thắt lưng đỏ, đầu chít khăn đỏ in tên từng mạn. Khác với hội thi kéo co bình thường, vật sử dụng để kéo trong hội thi là cây song to và nhẵn dài khoảng 50m, được kéo qua một lỗ nhỏ trên cột trụ.

Kéo co ngồi - Nghi lễ độc đáo của vùng đất ven sông Hồng ảnh 2

Dây song để kéo có chiều dài 50m.

Ba đội trưởng của ba mạn tiến hành nghi lễ nâng bó song mây (một loại cây dẻo dai và chắc chắn) được dùng để làm dây kéo co. Hàng chục thanh niên ngồi qua một cây song dài từ 50m, đường kính 5cm, mỗi người một tay duỗi thẳng, tay kia co trước ngực, song được kẹp chặt dưới nách của tay co. Sau khi có hiệu lệnh bằng 3 hồi trống khẩu, nêm được tháo ra, hai tổng phất cờ hô: “í a, kéo” và các đội bắt đầu kéo Cột trụ thường là gỗ lim to như cột đình, được chôn sâu dưới đất để làm điểm tựa. Trên thân cột được đục một lỗ tròn ngang đầu gối người lớn để luồn dây song. Những người ngồi đầu mỗi đội chơi thường lấy chân đạp vào cột để tăng sức kéo.

Trước đó, vào tháng 12/2015, tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại thành phố Windhoek, nước Cộng hòa Namibia, Nghi lễ và trò chơi Kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Philippines đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong hồ sơ của Việt Nam, chúng ta đề nghị UNESCO công nhận “Nghi lễ và trò chơi kéo co” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho nghi lễ kéo co ở bốn tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có “Kéo co ngồi” ở đền Trấn Vũ (phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội).

Việc đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO đối với Nghi lễ kéo co ngồi truyền thống đền Trấn Vũ vừa là niềm vui, niềm tự hào của nhân dân phường Thạch Bàn, quận Long Biên. Qua đó, nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong gìn giữ, lan tỏa di sản để trao truyền cho các thế hệ mai sau.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.