Nghi thức cung đình thăng hoa cùng dân gian trong Hội thề đền Đồng Cổ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Có tới 1.206 lễ hội truyền thống diễn ra trong năm nhưng có lẽ không một lễ hội nào ở Thủ đô lại hội tụ đủ ba yếu tố tâm linh, đạo đức và pháp luật như Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ ở phường Bưởi, quận Tây Hồ.
Nghi thức cung đình thăng hoa cùng dân gian trong Hội thề đền Đồng Cổ ảnh 1

Đền Đồng Cổ, Tây Hồ, Hà Nội.

Hội thề đền Đồng Cổ gắn với tích Vua Lý Thái Tông được thần Đồng Cổ phù giúp dẹp loạn tam vương. Để ghi nhớ công ơn thần linh phù hộ, nhà vua hạ lệnh tổ chức lễ hội theo thể thức của một hội thề non nước.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, hàng năm đến Hội thề, tể tướng và trăm quan của triều Lý mặc nhung phục ra cửa Tây kinh thành đến đền thờ thần núi Đồng Cổ, họp nhau thề rồi uống máu. Trong ngày hội, một đàn cao được đắp trước đền, xung quanh cờ xí rợp trời, đội ngũ chỉnh tề, giáo gươm rợp đất. Giữa đàn là thờ vị thần Đồng Cổ, được tế cúng trước một lư hương nghi ngút. Bách quan văn võ theo thứ tự đi vào đền, đến trước đàn, quỳ trước thần vị và đọc lời thề: “Làm con bất hiếu/Làm tôi bất trung/Thần minh tru diệt”. Quan trung thư kiểm chính lời thề. Đọc xong, quan tể tướng đóng cửa lại để điểm, người nào thiếu mặt thì phạt năm quan tiền.

Nghi thức cung đình thăng hoa cùng dân gian trong Hội thề đền Đồng Cổ ảnh 2

Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ là nét văn hóa đẹp tại Thủ đô.

Qua các thời Trần và Lê, Hội thề vẫn được duy trì dù ngày hội đã được thay đổi chút ít. Theo đó, ban đầu lễ hội lấy ngày 25/3 âm lịch hằng năm để tổ chức, sau đó hội thề chuyển sang ngày 4/4 (âm lịch) hằng năm.

Ngày nay, hội thề vẫn được chính quyền quận Tây Hồ và người dân địa phương tổ chức hằng năm, thể hiện tinh thần yêu nước, trung thành, hiếu nghĩa của người Việt. Sau 995 năm, lễ hội đã và đang được duy trì, có tính lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng địa phương.

Nước ta có hai nơi thờ “Đồng Cổ Đại Vương”. Một là đền Đồng Cổ, thuộc làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định, Thanh Hóa. Nơi còn lại chính là ngôi đền thuộc làng Đông Xã - Thăng Long xưa, nay là địa chỉ 353 Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Theo GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, lễ hội đền Đồng Cổ là lễ hội của triều đình, hướng về nguồn cội, triệt để khai thác sức mạnh niềm tin, sự đồng thuận của triều đình và toàn xã hội, vì sự toàn vẹn của vương triều và thể chế. Đây là hội thề quốc gia có ý nghĩa hết sức đặc biệt, được Hoàng đế và triều đình dành nhiều sự quan tâm, chỉ đạo rất sát sao.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho rằng nét đặc sắc của Hội thề đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian, mượn oai thần linh để tạo nên sự thăng hoa và hết mình của toàn thể cộng đồng, vì sự trường tồn của triều đình và đất nước.

Nghi thức cung đình thăng hoa cùng dân gian trong Hội thề đền Đồng Cổ ảnh 3

Màn đánh trống khai Hội thề.

Bên cạnh đó, Lễ hội đền Đồng Cổ còn gắn với biểu tượng Trống đồng, một nhạc khí thiêng liêng dùng trong nghi thức, biểu hiện cho sức mạnh vật chất, tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Hội thề Đồng Cổ là hội thề mang nội dung, ý nghĩa giáo dục luân lý, đạo đức và truyền thống dân tộc rất sâu sắc, có tác dụng thường xuyên nhắc lại truyền thống, nguyên nhân của sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam là đoàn kết-thương yêu.

Lễ hội nhằm khơi dậy, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa của ông cha; khẳng định bản sắc văn hóa về lòng trung thành với Tổ quốc, lòng hiếu thảo với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Nhằm tôn vinh, gìn giữ và bảo tồn những nét độc đáo của Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận và ghi danh lễ hội này vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thểQuốc gia.

Năm nay, hội thề Đồng Cổ diễn ra hai ngày 21-22/5, ngoài phần nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.