Dự kiến hoàn thành phục dựng điện Kiến Trung vào cuối năm 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án Phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung trong khu vực Tử Cấm Thành Huế được khởi công vào tháng 2/2019, đang bước vào giai đoạn trang trí hoàn thiện; dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Dự kiến hoàn thành phục dựng điện Kiến Trung vào cuối năm 2023

Việc phục dựng lại ngôi điện Kiến Trung từ một phế tích có ý nghĩa quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hóa thế giới đã được UNESCO vinh danh.

Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923. Đây là nơi làm việc, sinh hoạt của hai vị vua triều Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại. Điện là một trong năm công trình kiến trúc chính, có quy mô lớn nằm trên trục Dũng đạo của Hoàng cung Huế, cùng với điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái. Năm 1947, do ảnh hưởng của chiến tranh, bom đạn, điện Kiến Trung bị phá hủy gần như hoàn toàn, trở thành phế tích, đến nay chỉ còn nền móng.

Điện Kiến Trung được đầu tư xây dựng, gồm các hạng mục như: tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14 m, diện tích xây dựng khoảng 975 m2; các công trình nhỏ xung quanh như: đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh; bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng.

Ngôi điện này hội đủ những đặc điểm của một công trình mang phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á và Âu. Đây là công trình tiêu biểu quan trọng, đánh dấu một giai đoạn độc đáo và đặc sắc bổ sung cho kiến trúc truyền thống cung đình Huế.

Điểm nhấn của điện Kiến Trung chính là các họa tiết hoa văn độc đáo bên ngoài được khảm sành sứ với nhiều màu sắc, chủ đề trang trí sinh động khác nhau, tạo lên phần hồn cho công trình. Công việc khảm sành sứ đã được thực hiện được khoảng 80% tiến độ, với sự tham gia của nhiều nghệ nhân dân gian có tay nghề cao trong lĩnh vực này. Các họa tiết trang trí trên tường, trần nhà trong từng căn phòng của điện Kiến Trung đang được các họa sĩ tỉ mỉ vẽ lại theo những tài liệu xưa. Hiện nay, hạng mục chính lầu Kiến Trung với kết cấu bê tông cốt thép đã hoàn thành xong phần thô, lợp mái ngói men hoàng lưu ly và trang trí phần con giống phía trên.

Công trình hoàn thành sẽ tạo thêm một điểm tham quan hấp dẫn mới cho du khách trong nước và quốc tế khi đến Hoàng cung Huế.

Qua 30 năm, từ khi được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới (1993), Quần thể Di tích Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Hiện nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ để triển khai các dự án phục dựng điện Cần Chánh và Đại Cung Môn nằm trên trục Dũng đạo của Hoàng cung Huế, góp phần từng bước lấy lại diện mạo của các cung điện quan trọng, nhằm gìn giữ một Cố đô Huế cổ kính, tráng lệ cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
Ấn tượng và tự hào về Carnaval đầu tiên trên biển tại Quảng Ninh
(Ngày Nay) - Với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan”, Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào tối 28/4, tại khu du lịch Bãi Cháy, lần đầu tiên được tổ chức trên biển được ví như bữa tiệc của âm nhạc và ánh sáng, đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.