Khai ấn đền Trần 2018: Nhiều đại biểu chia lộc trong đền Thiên Trường

Do làm tốt công tác tổ chức và dọn dẹp đồ lễ ngay sau lễ cúng, năm nay, không còn cảnh tranh cướp lộc ở đền Thiên Trường đêm 14 tháng Giêng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu lại chia lộc ngay trong đền rồi cầm trên tay ra về trước ánh mắt của hàng nghìn người.
 
Đại biểu đeo thẻ mang theo lộc từ đền Thiên Trường ra về trước ánh mắt của hàng nghìn du khách. Ảnh: Trường Phong
Đại biểu đeo thẻ mang theo lộc từ đền Thiên Trường ra về trước ánh mắt của hàng nghìn du khách. Ảnh: Trường Phong

Chia lộc ngay trong đền

Năm nay, không có đại biểu cấp T.Ư về dự lễ khai ấn đền Trần. Lễ khai ấn cũng không diễn ra vào dịp cuối tuần. Có lẽ vì vậy, lượng khách về tham dự lễ không đông như dự kiến, dù vẫn có hàng nghìn người đổ về phường Lộc Vượng (thành phố Nam Định). Sát giờ lễ, lực lượng công an mời tất cả người dân ra ngoài, kể cả những người có thẻ đại biểu. Mọi năm, những người này thường đứng hai bên hàng rào sắt từ cổng vào đền Thiên Trường và là “tác giả” của màn ném tiền lẻ khi kiệu đi ngang qua.

Tuy thế, đến gần sát giờ lễ, một đoàn quan khách, đại biểu hàng trăm người, không thấy hệ thống loa của Ban Tổ chức giới thiệu, nhưng được lực lượng bảo vệ đồng ý cho đi thẳng vào trong đền Thiên Trường. Đoàn nhanh chóng lần lượt vào đền, trong đó, có nhiều thanh niên, phụ nữ trẻ. Do số lượng quá đông, lực lượng chức năng phải can thiệp, cắt giữa đoàn người dẫn đến có sự xô đẩy, tranh cãi. Những người không được vào đền sau đó được bố trí đứng bên hàng rào sắt. Lúc kiệu đi qua, vẫn có một số người ném tiền vào kiệu, dù số lượng đã giảm rất nhiều so với những năm trước đó.

Chủ trì lễ cúng và khai ấn đền Trần năm nay là Bí thư Tỉnh ủy Nam Định và các quan chức đứng đầu tỉnh, thành phố Nam Định, phường Lộc Vượng. Lễ diễn ra nhanh chóng. Các bô lão địa phương được mời lên thắp hương nhưng loa nhắc mấy lần không thấy có mặt. Sau lễ dâng hương, đoàn quan chức tỉnh Nam Định và các bô lão vào dự lễ khai ấn. Gần một tiếng sau, nhiều thành viên trong đoàn đại biểu vào trước lễ khai ấn lần lượt đi ra từ cửa bên phải đền Thiên Trường, trên tay nhiều người mang theo cành hoa, trái cây, đồ vật thờ cúng và “thoát ra” theo đường cửa ngách phía sau đền. Nhiều người lấy hoa, quả, đồ lễ che mặt khi thấy ống kính máy ảnh, máy quay. Nhiều người vừa đi vừa chạy. Nhiều người đường hoàng đi ra với bọc túi nilon đen. Cùng lúc, những người trong ban tổ chức dọn dẹp đồ lễ vào trong căn phòng bên ngoài. Sau lễ khai ấn, hàng nghìn người chen lấn, xô đẩy vào trong đền Thiên Trường nhưng không xảy ra cảnh cướp lộc như mọi năm vì... không còn lộc. Nhiều người vẫn giữ thói quen đặt tiền lẻ lên ban thờ, xoa tiền lên chuông, lên ngai thờ, hạc... Nhiều người chờ trong khuôn viên đền đến 5h sáng để xin ấn.

Đại biểu chia lộc là không tốt

Trao đổi với Tiền Phong chiều 2/3, ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Di tích đền Trần, Phó Ban Tổ chức Lễ hội Khai ấn đền Trần 2018 cho biết, lễ Khai ấn đền Trần năm 2018 không còn tồn tại nhiều điểm phản cảm từng bị dư luận lên án như những năm trước. Nguyên nhân do công tác tuyên truyền cụ thể, thường xuyên, các lực lượng phối hợp trong công tác tổ chức nghiêm túc, kiên quyết.

Ông Bình thừa nhận, trong quá trình diễn ra lễ hội, cũng có một số hộ và đơn vị kinh doanh hàng quán, trông giữ xe còn có vi phạm, tình trạng ăn mày, ăn xin, bán hàng không đúng giá nhưng được tổ công tác liên ngành của ban tổ chức kiểm tra, nhắc nhở, khắc phục kịp thời. Một nguyên nhân nữa là ban tổ chức năm nay lắp hệ thống camera an ninh xung quanh lễ hội để giám sát, nhắc nhở giúp bà con nâng cao ý thức khi tham gia lễ hội.

 “Theo tôi, camera an ninh để bảo vệ tài sản, an ninh của nhà đền, nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể người dân tham dự. Đặc biệt, khi xảy ra các vụ việc mất an ninh trật tự, va chạm, sẽ có cơ sở pháp lý, củng cố hồ sơ cho cơ quan điều tra. Người dân bày biện đồ lễ cũng không quá nhiều, tránh phô trương, gọn nhẹ, tiết kiệm. Tôi nghĩ năm tới sẽ tiếp tục làm như vậy”, ông Bình nói.

Về phản ánh, nhiều cán bộ, đại biểu tham dự lễ vào đền chia lộc sau lễ khai ấn, ông Bình cho hay, Ban Tổ chức cũng như Ban quản lý di tích đền Trần luôn luôn khuyến cáo mọi người không nên lấy lễ vật trong đền. “Đôi khi có hiện tượng này khác xảy ra. Đây là một số cá nhân không tốt, không chấp hành tốt công tác tổ chức và chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền để mọi người nâng cao ý thức hơn”, ông Bình nói.

Theo Tiền Phong

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.