Khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão

(Ngày Nay) - Bão số 10 để lại hậu quả nặng nề cho vùng bãi ngang Nghệ An- Hà Tĩnh với hơn 6,3 vạn ngôi nhà bị hư hỏng, một diện tích lớn hoa màu bị tàn phá. Người dân hai tỉnh đang khẩn trương bắt tay vào khắc phục hậu quả bão. 
Con anh chị Hoà, Sâm công nhân Formosa đang phơi sách vở do bị bão làm ướt. Ảnh: Hồng Vĩnh
Con anh chị Hoà, Sâm công nhân Formosa đang phơi sách vở do bị bão làm ướt. Ảnh: Hồng Vĩnh

Ngổn ngang sau bão

Vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh sau bão ngổn ngang. Bão tập kích lúc triều cường đạt đỉnh đẩy nước biển dâng cao, áp sát đê chắn sóng, sóng trườn qua đê uy hiếp làng mạc. Tại Cửa Lò, khung cảnh hoang tàn kéo dài dọc bãi biển. Hàng trăm ki ốt bị tốc mái, đổ sập, gạch ngói văng tứ tung. Hàng loạt cây xanh bị vặt trụi lá, xác xơ. Nhiều cây lớn đổ ngã, vỉa hè thành nơi tập kết rác. Cát biển phủ đầy nhà hàng, bàn ghế bị cuốn vào đường phố. Nhói lòng.

Người dân vùng biển bãi ngang gồm các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai vẫn chưa hết bàng hoàng về sự tàn phá của bão số 10. Hàng trăm người dân tập trung tại các tuyến đê để gia cố, sửa sang lại chỗ hư hỏng. Theo báo cáo của tỉnh Nghệ An, địa bàn tỉnh có 2 người chết, 1 người bị thương nặng, 210 nhà bị tốc mái, 65 hộ dân bị ngập, 510 ha lúa hư hỏng. Nhiều tuyến đê xung yếu tại xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu) bị lở mái. Kè đê biển thị xã Hoàng Mai bị sạt lở 400m. Tổng thiệt hại khoảng 518 tỷ đồng. Tỉnh Nghệ An chỉ đạo giúp đỡ dân tu sửa nhà cửa, ổn định đời sống, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất; bỏ lệnh cấm biển, ngư dân ra khơi đánh bắt thủy sản và hoạt động trên biển kể từ 11 giờ ngày 16/9.

Sáng qua, trời Hà Tĩnh tạnh mây hửng nắng, từ rất sớm trên các ngả đường từng tốp người đến tận nhà dân bị thiệt hại nặng để dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa giúp dân. Khoảng 9 giờ sáng, các vật dụng, đồ đạc được mọi người dọn dẹp đưa về các điểm tập kết gọn gàng. Trên địa bàn các phường Kỳ Trinh, Kỳ Liên, Kỳ Phương nhiều quán hàng đã bày bán trở lại. Tuy nhiên, nhiều xã tiếp tục mất điện, sóng điện thoại nhiều nơi gián đoạn. Phó giám đốc điện lực Hà Tĩnh Phan Đắc Hùng cho biết, tại trung tâm một số huyện được cấp điện để đảm bảo liên lạc, còn các vùng phụ cận vẫn chưa có điện sinh hoạt.

Xem xét tháo dỡ lệnh cấm biển  

Ngày 16/9, Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cho biết, bão số 10 đã làm 4 người chết, hơn 20 người bị thương, trên 120 nghìn nhà bị tốc mái, trong đó nặng nhất là Hà Tĩnh (gần 70.000 nhà), Quảng Bình (gần 50.000 nhà), nhiều địa phương còn mất điện. Theo thống kê sơ bộ của các địa phương, bão cũng làm ngập 6.300 nhà (Hà Tĩnh gần 4.000 nhà, Quảng Bình 1.500 nhà, Hải Phòng 700 nhà, Nghệ An 65 nhà). Đến nay, nhiều phòng học, công trình công cộng bị tốc mái, hư hỏng và một số thiệt hại khác chưa có số liệu thống kê. Bão số 10 cũng làm đổ một cột truyền hình tại thị xã Kỳ Anh(Hà Tĩnh). Hơn 1.140 cột điện hạ thế bị đổ gãy, trên 1.700 cột bị nghiêng, chủ yếu của Quảng Bình và Quảng Trị. Do ảnh hưởng của bão, 1,3 triệu khách hàng bị mất điện.

Thống kê ban đầu cũng cho thấy, bão đã đánh chìm 10 tàu (Quảng Ngãi 4 tàu và Quảng Bình 6 tàu); 27 ghe máy, thuyền nhỏ bị chìm (Hải Phòng 1, Quảng Bình 11 và Thừa Thiên-Huế 15 chiếc). Do sóng lớn, kết hợp với triều cường đã gây sạt lở gần 5,5 km, trong đó nặng nhất là Nam Định gần 2,7 km, Quảng Trị 2,4 km và Thanh Hóa gần 700 m...Tổng chiều dài đê bị sóng tràn qua cũng dài gần 5,3 km (trong đó Nam Định gần 2,9 km, trong đó gây sạt lở mái đê phía đồng 2,7 km; Thanh Hóa gần 220m; Nghệ An 400m và Hà Tĩnh 2 km)…

Hiện hầu hết các hồ chứa nhỏ ở Bắc Trung bộ đều đầy hoặc gần đầy nước. Cần lưu ý 83 hồ xung yếu, trong đó Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ... Cùng đó, những hồ cần đặc biệt quan tâm khi có mưa lớn là: hồ Làng Mọ, Kim Giao, Làng Lụt (Thanh Hóa); Hòn Mát, Đồn Húng, Khe Sân, Khe Gang, Ba Khe (Nghệ An); Lối Đồng (Hà Tĩnh); Vùng Mồ, Bàu Cừa, Đập Làng (Quảng Bình); Kinh Môn (Quảng Trị).

Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương xem xét tháo dỡ lệnh cấm biển để khôi phục sản xuất trở lại bình thường, hướng dẫn để khôi phục sản xuất nông nghiệp. Các tỉnh cần khẩn trương xử lý các sự cố về đê điều; khôi phục hệ thống thông tin liên lạc; thu dọn cây bị đổ, gẫy, san gạt đất đá sạt lở đảm bảo an toàn giao thông; vệ sinh môi trường đề phòng dịch bệnh phát sinh.

Theo Tiền Phong
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.