Khi giáo dục trở thành Záo Zụk

(Ngày Nay) -Công bố về cải tiến cách viết tiếng Việt của  PGS-TS Bùi Hiền trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà với nhiều người, đơn giản vì tất cả chúng ta, người Việt Nam, đang sử dụng tiếng Việt.

         

 
Khi giáo dục trở thành Záo Zụk

Con người vốn không thích thay đổi những gì quá quen thuộc, cho nên khi đưa ra một sự cải cách thay đổi thói quen sử dụng tiếng Việt lâu nay dĩ nhiên sẽ gặp phản ứng. Con người không thích rắc rối, cho nên nhìn vào bảng chữ viết mới của PGS-TS Bùi Hiền, ai cũng thấy rắc rối thì làm sao chịu được. Chưa quen thì rắc rối, bởi vì giả định từ trước chúng ta viết tiếng Việt như đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền, và nếu đổi sang cách viết như hiện nay, thì cũng rắc rối vậy thôi.

Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian, không riêng tiếng Việt, mà tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác cũng theo quy luật này. Tuy nhiên, phần lớn là những thay đổi đơn lẻ do không phù hợp trong cách dùng, cách phát âm, cách viết, nên nó được thay thế bằng yếu tố mới. Những yếu tố mới dù nhỏ, vẫn đòi hỏi thời gian dài, thấm vào trong nếp tư duy. Quá trình “chuyển đổi” không gây khó khăn trong thói quen sử dụng, từ viết đến nói, còn cùng một lúc thay toàn bộ cách viết thì không dễ dàng tiếp nhận.

PGS-TS Bùi Hiền cho rằng, với cải tiến cách viết tiếng Việt của ông, sẽ thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ viết trên máy tính… “Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất 1-2 năm là quen dần”, một đánh giá rất chủ quan.

Có một điều ngoài sự nghiên cứu khô khan về các ký tự, mà là cảm xúc của con người với mặt chữ. Người cầm bút viết ra một dòng chữ, không phải chỉ diễn đạt ý mình muốn nói, mà còn một tầng sâu nữa là cảm xúc, là sự long lanh, tinh tế của ngôn ngữ mẹ đẻ đã thấm sâu trong máu của mình.

Người viết bài này không ủng hộ đề xuất của PGS-TS Bùi Hiền, nhưng xin chia sẻ với những người cùng quan điểm rằng, hãy xem đây là một công trình nghiên cứu ngôn ngữ, các nhà khoa học cứ tranh luận về chuyên môn, mọi người có quyền góp ý, nhưng không nên mạt sát, nặng lời.

Hãy sẵn sàng tiếp nhận cái mới một cách bình tĩnh và phản biện nghiêm túc, sẽ tốt hơn thói quen “ném đá” theo cảm xúc khi thấy không hợp ý mình. Mọi công dân đều có thái độ ứng xử như vậy thì đất nước mới tiến bộ.

Theo Lao Động

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.