Khi việc chết 'không đúng quy trình'

Chưa bao giờ chuyện sinh – tử của đời người lại bị quyết định bởi những món nợ đầy bi hài như vậy. Ở Thanh Hóa, người sống thì bị khai tử còn ở Bắc Giang, người chết lại không được chết.
Khi việc chết 'không đúng quy trình'

Việc khai tử 4 người dân nghèo trong khi họ còn sống ở xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa được Hội Nông dân xã khẳng định là… muốn giúp dân nghèo xóa nợ. Có thể thấy, theo như giải thích ở trên thì việc làm của Hội nông dân xã có mục đích hoàn toàn mang tính nhân văn nên dù có “sai quy trình” nhưng vẫn được sự đồng tình, thông cảm của đông đảo độc giả.

Tuy nhiên, theo như Phòng giao dịch huyện Thọ Xuân của Ngân hàng Chính sách xã hội thì suốt từ ngày thành lập (từ năm 2003) cho đến nay, phòng chưa hề thực hiện xóa nợ cho khách hàng bị rủi ro ngoài ý muốn nào tại xã Xuân Lập.

Vậy, mục đích của việc khai tử 4 người còn sống của Hội Nông dân xã là gì khi suốt 6 năm, những hộ nghèo đó vẫn chưa hề được giải quyết xóa nợ? Thậm chí, chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho hộ nghèo đương nhiên cũng bị cắt và… theo cái giấy báo tử trôi xuống những “nấm mồ ảo”.

Khi việc chết 'không đúng quy trình' ảnh 1

Bà Hoàng Thị Tằm, một trong những người còn sống bị khai tử. Ảnh: Dân trí.

Chẳng lẽ với cái tâm nhiệt thành giúp đỡ người dân nghèo ở xã mình, cố tình làm sai luật, không màng hậu quả về mình mà tận 6 năm ông cũng không giải quyết được việc xóa nợ cho 4 hộ dân mà ông đã khai tử? Mặc dù về thủ tục pháp lý, giấy tờ là hoàn toàn đầy đủ? (Điều kiện để được xóa nợ là cả vợ và chồng phải chết, hoặc bị mất tích, có điều kiện khó khăn. Trong 4 trường hợp còn sống, có người đã mất chồng, hoặc vợ.)

Ngược lại, ở Bắc Giang, trưởng thôn Chùa xã Lương Phong lại không cho người dân được “chết”. Nghĩa là bà Lê – một người dân trong xã đã qua đời nhưng chính quyền địa phương không cho mượn xe tang, kèn trống, không được thông báo cho người trong làng biết vì… bà còn nợ thôn hơn 1,7 triệu đồng.

Đương nhiên, việc không cho bà Lê “được chết” lại gặp phải sự “ném đá” không thương tiếc của cư dân mạng. Nhiều người cho rằng ông trưởng thôn đó là vô nhân đạo, chỉ vì số tiền nợ gần hai triệu mà khiến họ “chết” cũng không được bình đẳng. Cái nghĩa tử là nghĩa tận đã vì đồng tiền mà bị bóp méo.

Khi việc chết 'không đúng quy trình' ảnh 2

Người nhà bà Lê trao đổi với phóng viên. Ảnh: Lao động Thủ đô.

Nhân dân ta có câu “Phép vua thua lệ làng”. Cái lệ làng thường ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc đến đời sống và suy nghĩ của người dân. Vậy, nếu cứ chiểu theo Hương ước được mọi người thống nhất từ trước thì việc ông trưởng thôn làm ở đây là không có gì sai.

Ngoài ra, mỗi người dân trong một tập thể phải làm tốt bổn phận của mình, thực hiện đúng và đủ những quy định của địa phương. Nếu như ai cũng không chấp hành đúng nghĩa vụ rồi lại đòi hỏi xã hội phải quan tâm thì sẽ như thế nào? Có thể với trường hợp này, chính quyền thôn làm như vậy chưa hợp tình nhưng hoàn toàn hợp lý. Với cách làm như vậy, chắc chắn từ nay về sau, ý thức về trách nhiệm cộng đồng của người dân trong thôn sẽ nâng cao hơn.

Hai việc đều liên quan đến chuyện sinh – tử của người dân nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau về cách thức, mục đích cũng như chiều hướng dư luận. Một việc lách luật, khai tử người sống để “xóa nợ” cho dân thì nhận được nhiều hưởng ứng. Một việc theo đúng Hương ước, không cho người chết được chết theo “đúng quy trình” để đòi nốt số tiền nợ thôn, đương nhiên sẽ nhận chỉ trích.

Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác khách quan hơn, suy xét hơn thì chúng ta sẽ thấy hóa ra việc lách luật khai tử người sống không hề nhân văn như mục đích được đưa ra để giải thích. Ngược lại, sự vô nhân đạo của ông trưởng thôn khi không cho người chết được chết lại chẳng hề đáng trách.

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Văn Chính

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.