Không thể ‘phản công’ Covid -19 nếu hoảng loạn và kỳ thị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Không thể thắng Covid nếu mỗi lần xảy ra dịch bệnh là cộng đồng rơi vào trạng thái hoảng loạn sau đó quay sang đấu tố, kỳ thị bệnh nhân trên khắp các 'mặt trận online'. 
Không thể ‘phản công’ Covid -19 nếu hoảng loạn và kỳ thị

Tôi về Hải Phòng trong ngày 23/5. Trong làn sóng Covid lần 4 này, thành phố Cảng có 2 ca nhiễm. Có ca dương tính nhưng lần này, Hải Phòng đã và đang ứng phó với dịch với tâm thế khác hẳn, bình tĩnh và tự tin hơn.

Cách Hải Phòng không xa, cả Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đều đang “toang nặng”. Nhưng khác với đợt dịch lần 3, lần này, Hải Phòng không “khóa chặt” mọi cửa ngõ, các biện pháp kiểm dịch đã linh hoạt và có vẻ nới lỏng hơn rất nhiều.

Tại chốt kiểm dịch ở cuối cao tốc 5B, cửa ngõ ra vào thành phố, những cán bộ làm nhiệm vụ chỉ xem chứng minh thư và hỏi chúng tôi từ đâu đến, tới địa phương nào của Hải Phòng. Sau chừng 1 phút kiểm tra, chúng tôi được phép qua chốt kiểm dịch để vào thành phố.

Tất cả chỉ đơn giản, nhẹ nhàng, không còn thủ tục đo thân nhiệt, nhân viên y tế cũng không hỏi chúng tôi có từng đi qua các vùng dịch, có tiếp xúc với ai nghi nhiễm hay không…

Quy trình “cấp phép” để “người lạ” vào Hải Phòng lần này khác hẳn với đợt dịch lần thứ 3. Ở lần bùng phát đó, chúng tôi thậm chí còn không dám về quê vì đang ở trong vùng được đánh dấu có nguy cơ, nếu về phải đi cách ly tập trung, tự trả phí.

Không chỉ có vậy, khi Hải Dương bùng phát dịch trong làn sóng thứ 3, có rất nhiều chuyến hàng nông sản đã không thể lưu thông qua Hải Phòng khiến nông dân, doanh nghiệp Hải Dương gặp quá nhiều khó khăn.

Để so sánh hai đợt dịch, dịch lần này nguy hiểm hơn vì tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát bởi biến chủng mới. Nhưng rõ ràng khi nhìn vào cách ứng phó của nhiều địa phương mà tiêu biểu nhất là Hải Phòng, có thể thấy, các biện pháp cứng nhắc, nhiều khi tới mức cực đoan đã được thay đổi. Tất cả vẫn đang nỗ lực chống dịch nhưng cũng không sợ dịch và “co rúm” lại như trong đợt dịch trước.

Mới đây, trong cuộc họp trực tuyến với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid -19 đã có một gợi mở rất mới trong cuộc chiến chống dịch bệnh tại hai địa phương này.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang trong tình huống có nhiều người bị nhiễm, nhiều F1 mà các khu cách ly tập trung không đáp ứng đủ, nên nghiên cứu, khảo sát, thí điểm quy mô nhỏ việc cho cách ly tại nhà, có kết hợp giám sát bằng công cụ công nghệ, đồng thời kêu gọi sự giám sát, giúp đỡ của hàng xóm lân cận.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, đây là lúc phát huy tinh thần sáng tạo, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, của ngành y tế và các bộ, ngành liên quan; quyết tâm không để đứt gãy chuỗi sản xuất.

Rõ ràng, với gợi ý từ trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid -19, chúng ta có thể thấy quan điểm, cách thức và giải pháp ứng phó với dịch bệnh đã đang được điều chỉnh, thay đổi rất nhiều để phù hợp với tình hình cũng như mục tiêu kép mà Việt Nam đang đặt ra.

Để chống dịch lâu dài, tất cả không thể trông chờ vào nỗ lực đến kiệt sức, quỵ ngã của ngành y tế cũng như nhân viên y tế. Để chống dịch lâu dài, chúng ta cũng không thể “khóa cứng” mọi hoạt động sản xuất, không để các doanh nghiệp lớn, các khu công nghiệp lớn tê liệt nhiều ngày, không thể ngăn sông cấm chợ.

Nếu tiếp tục thực hiện theo phương cách cũ thì chắc chắn chúng ta sẽ đuối dần và không thể trụ được khi vaccine chưa về đủ và chưa thể tiêm chủng đại trà cho người dân.

Ngày 20/5 Bộ Thông tin Truyền thông cũng vừa phát đi công văn gửi đến người đứng đầu Bộ Y tế, Phó trưởng Ban quốc gia phòng chống Covid -19, công văn này đề nghị Bộ Y tế thay đổi cách thức những cách làm không còn phù hợp, theo đó sẽ không cung cấp danh tính cụ thể và lịch trình di chuyển, tiếp xúc của các bệnh nhân.

Chỉ công bố, khuyến cáo các địa điểm có nguy cơ về dịch tễ (nơi từng có người dương tính với Covid -19 đến) để người dân đã từng di chuyển, tiếp xúc tại các khu vực đó thực hiện ngay các biện pháp tự bảo vệ mình và những người xung quanh theo hướng dẫn của ngành y tế.

Sự thay đổi trong việc truy vết F0 này cũng là điều mà bác sĩ Ngô Đức Hùng đang công tác tại Khoa A9 Bệnh viện Bạch Mai mong muốn. Trải qua rất nhiều ngày chiến đấu cùng các đồng nghiệp và bệnh nhân Covid trong các bệnh viện dã chiến, bác sĩ Hùng hiểu rõ, những bệnh nhân của mình gặp khó khăn như thế nào, tổn thương ra sao khi họ trở thành đối tượng bị công kích, ném đá, mạt sát không thương tiếc, chỉ vì họ là bệnh nhân trót đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người khi chưa biết mình đang là F0.

Trong cuốn "Nhật ký Covid" anh viết, để chống dịch hiệu quả thì tư duy chống dịch cũng phải thay đổi, không thể thắng Covid nếu mỗi lần xảy ra dịch bệnh là cộng đồng rơi vào trạng thái hoảng loạn rồi quay sang đấu tố, kỳ thị bệnh nhân diễn ra khắp trên các “mặt trận online”.

Hiểu thêm về ý nghĩa của chữ 'nghiệp' trong đạo Phật
Hiểu thêm về ý nghĩa của chữ 'nghiệp' trong đạo Phật
(Ngày Nay) -  Trong Truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu: Đã mang lấy nghiệp vào thân,/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa. Chỉ hai câu đó thôi, chúng ta thấy cụ Nguyễn Du đã thâm nhập rất sâu ý nghĩa nghiệp của đạo Phật.
Hãy chăm sóc nhân tố thiện lành và bình an bên trong mình
Hãy chăm sóc nhân tố thiện lành và bình an bên trong mình
(Ngày Nay) - Người biết chăm sóc mình, là biết quán xét cẩn thận từ nội tâm, không để cho những tư duy và trạng thái tiêu cực khởi lên và điều khiển mình, ngăn ngừa những điều vô ích từ bên ngoài, đồng thời tránh xa những năng lượng xấu làm mình suy kiệt thân tâm.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng được vinh danh Giải thưởng Cống hiến
(Ngày Nay) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành kế hoạch và đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tổng tham mưu có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng".
Ngành du lịch tăng cường thu hút khách dịp cuối năm
Ngành du lịch tăng cường thu hút khách dịp cuối năm
(Ngày Nay) - Trong bức tranh phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2023, lĩnh vực du lịch, dịch vụ ở nhiều địa phương tiếp tục là điểm sáng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Trong những tháng cuối năm, các địa phương tăng cường đổi mới sản phẩm gắn với xúc tiến, quảng bá, thu hút du khách trong và ngoài nước.
Du lịch TP HCM kích cầu thị trường với sản phẩm nội đô ​
Du lịch TP HCM kích cầu thị trường với sản phẩm nội đô ​
(Ngày Nay) - Vừa bước sang tháng 10/2023, nhiều đơn vị lữ hành, công ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đã lần lượt tung sản phẩm kích cầu thị trường khách du lịch cuối năm. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, ngành Du lịch thành phố đẩy mạnh sản phẩm, dịch vụ nội đô, hướng đến mục tiêu tăng lượt du khách trong và ngoài nước đến Thành phố. Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh kích cầu thị trường với sản phẩm nội đô ​
Xác minh clip thầy giáo Hà Nội ứng xử không chuẩn mực
Xác minh clip thầy giáo Hà Nội ứng xử không chuẩn mực
(Ngày Nay) - Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh một thầy giáo xưng "mày - tao", xúc phạm học sinh nam ngay tại lớp xuất hiện trên mạng xã hội tối 1/10, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, đã kiểm tra và xác nhận sự việc xảy ra tại Trường Trung học Phổ thông Phan Huy Chú - Thạch Thất (huyện Thạch Thất).