Khủng hoảng COVID-19 tại Nepal tồi tệ hơn so với Ấn Độ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong khi sự chú ý trên toàn cầu đang đổ dồn vào làn sóng COVID-19 thứ hai tại Ấn Độ, thì quốc gia láng giềng Nepal cũng đang phải đối mặt với đợt dịch bùng phát vô cùng nghiêm trọng, gần như đã vượt qua tầm kiểm soát.
Khủng hoảng COVID-19 tại Nepal tồi tệ hơn so với Ấn Độ

Các ca bệnh mới tăng mạnh đã đẩy hệ thống y tế của Nepal đến nguy cơ sụp đổ. Nhiều cơ sở y tế của nước này đã phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19 do thiếu hụt giường bệnh và thuốc đặc trị.

Nhiều bác sĩ tại quốc gia Nam Á này đã bày tỏ lo ngại trước viễn cảnh Nepal có thể lâm nguy hơn nhiều so với Ấn Độ.

“Cơ sở hạ tầng y tế của chúng tôi đang gặp khủng hoảng. Lượng oxy y tế cũng không đủ đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Chúng tôi cũng không còn vaccine để tiến hành tiêm chủng nữa”, Tiến sĩ Samir Kumar Adhikari, phát ngôn viên của Bộ Y tế Nepal, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Ngay sau khi dịch bệnh bùng phát tại Ấn Độ, nhiều người Nepal đã nhanh chóng về nước, vô tình mang theo mầm bệnh, đặc biệt là biến thể B.1.617.2, vốn có tốc độ lây lan nhanh hơn các biến thể trước đây.

Gần như 100% các ca bệnh hiện nay ở Nepal đều nhiễm loại biến thể được tìm thấy ở Ấn Độ, theo Bộ Y tế nước này cho biết. Dự kiến ​​sẽ có thêm 400.000 công nhân lao động Nepal trở về từ quốc gia láng giềng trong những tuần tới, tuy nhiên, sẽ chỉ những người xuất hiện triệu chứng bệnh mới được tiến hành xét nghiệm do tình trạng thiếu hụt kit xét nghiệm.

Người dân Nepal cũng đã trở nên chủ quan hơn sau khi kiểm soát tốt đợt dịch đầu tiên, họ tin rằng đại dịch đã được đẩy lùi. “Người dân đã vô cùng chủ quan và bất cẩn”, theo ông Retiesh Kanojia, một bác sĩ làm việc gần khu vực biên giới Nepal-Ấn Độ cho biết.

Nhiều đám cưới, lễ hội tôn giáo và các cuộc diễn thuyết chính trị lớn vẫn được cho phép tổ chức, trong đó có sự tham gia của Thủ tướng Nepal K.P. Sharma Oli. Chính những yếu tố này đã góp phần tạo nên thảm họa y tế cho quốc gia 30 triệu dân này.

Khủng hoảng COVID-19 tại Nepal tồi tệ hơn so với Ấn Độ ảnh 1

Giống như Ấn Độ, Nepal đang lâm vào cảnh thiếu nguồn cung oxy y tế.

Tính đến nay, Nepal đã ghi nhận hơn 472.000 ca mắc COVID-19 và khoảng 5.400 ca tử vong, dù vậy nhưng nhiều chuyên gia tin rằng những số liệu này là quá thấp và vẫn chưa được thống kê đầy đủ.

“Tốc độ lây nhiễm của biến thế trong đợt dịch này nhanh hơn rất nhiều so với đợt đầu tiên và nó gây ra những ảnh hưởng lớn hơn cho những người nằm trong độ tuổi từ 30-50”, bác sĩ Sher Bahadur Pun tại Bệnh viện Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Sukraraj ở thủ đô Kathmandu, cho biết.

Bên cạnh đó, tỷ lệ các ca dương tính tại Nepal hiện đạt gần 50%, tương đương một nửa số người được xét nghiệm đều mắc bệnh.

“Trong tuần đầu tiên khi bị nhiễm COVID-19, các triệu chứng xuất hiện thường nhẹ, nhưng sau đó, mọi thứ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và bệnh nhân rất cần oxy hỗ trợ, nhưng chúng tôi hiện không thể đáp ứng được điều đó”, người phát ngôn Bộ Y tế Adhikari cảnh báo.

Chính phủ đã giới hạn số lượng bình oxy được cung cấp cho mỗi bệnh viện để đảm bảo việc phân phối được triển khai công bằng, nhưng đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều bệnh viện phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân mới.

"Chúng tôi có đủ nhân lực, đủ bác sĩ và y tá để chăm sóc bệnh nhân nhưng không đủ khả năng cung cấp oxy", bệnh viện tư nhân Om ở thủ đô Kathmandu cho biết trong một thông báo.

Thông thường, Nepal sẽ nhờ đến sự hỗ trợ từ phía Ấn Độ về nguồn cung oxy, nhưng hiện nước láng giềng của họ cũng đang phải chật vật để kiểm soát tình hình trong nước. Phát ngôn viên Adhikari cho biết Ấn Độ đã cố gắng gửi “2 đến 3” tàu vận chuyển oxy cùng với 900 bình bằng đường bộ, nhưng như thế vẫn không đủ. “Ấn Độ đang gặp khủng hoảng và chúng tôi cũng đang phải đối mặt với chính cuộc khủng hoảng ấy”, ông nói thêm.

Việc Ấn Độ quyết định tạm dừng việc xuất khẩu vaccine nhằm tập trung giải quyết nhu cầu trong nước, cũng đã khiến Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và các quốc gia Nam Á khác phải tự tìm nguồn cung từ cơ chế COVAX.

Trung Quốc đã trở thành một trong những nước hộ trợ cho Nepal khi cung cấp 800.000 liều vaccine Sinopharm vào hồi tháng 3. Trong một bài đăng ngay 11/5 trên Twitter, Đại sứ Trung Quốc tại Nepal Hou Yanqi cho biết Bắc Kinh đã tặng 400 bình oxy và 10 máy thở cho Kathmandu, cùng với hơn 170 máy tạo oxy từ công ty Hongshi Shivam Cement của nước này.

Tuy nhiên, khả năng sản xuất vaccine của nước này vẫn thấp hơn so với Ấn Độ, và cũng cần phải tiến hành triển khai tiêm chủng cho 1.4 tỷ dân của mình.

Ông Adhikari chỉ ra rằng, có rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển oxy từ Trung Quốc đến Nepal. Bình oxy được coi là hàng hóa nguy hiểm do có nguy cơ gây nổ, đó là lý do tại sao Nepal cần sự hỗ trợ từ Ấn Độ - quốc gia có biên giới với Nepal ở phía đông, tây và nam bởi công tác vận chuyển sẽ dễ dàng và ít gặp nguy hiểm hơn - hoặc phải tự tiến hành sản xuất.

“Chúng ta không thể cứu tất cả người dân Nepal bằng cách vận chuyển oxy từ Trung Quốc. Chúng ta cần phải tìm được một nguồn cung cấp thường xuyên với các hình thức dễ dàng, thuận tiện hơn”, ông Adhikari khẳng định.

Theo SCMP
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.