Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành

Có một người con gái của vùng đất Kẻ Bưởi vẫn đau đáu trong mình nỗi trăn trở mong hồi sinh lại những thước vải lĩnh vốn là linh hồn của kinh thành Thăng Long.
Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành

Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, lĩnh Bưởi được coi như một thứ vải sang trọng và “sành điệu” nhất của thời bấy giờ. Trong bài viết: “Huyền thoại về bà tổ thời trang hàng hiệu Việt Nam, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc sự ra đời thời kì đỉnh cao phát triển của thương hiệu vải thượng hạng ở kinh thành Thăng Long.

Năm tháng qua đi, những người thợ dệt lĩnh đã dần bỏ nghề, nghề dệt lĩnh dần bị mai một và dường như chỉ còn trong ký ức. Ngày nay rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ khi nhắc đến lĩnh Bưởi thì không biết hoặc không hiểu đó là gì.

Những tưởng rằng lĩnh Bưởi nay chỉ còn thấp thoáng trong những câu ca dao xưa: “The La, Lĩnh Bưởi, Chổi Phùng. Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ bên.”

Thế nhưng có một người con gái của vùng đất Kẻ Bưởi vẫn đau đáu trong mình nỗi trăn trở mong hồi sinh lại những thước vải lĩnh linh hồn của quê hương. Chị là Vũ Thị Minh Hoàng, con gái đời thứ 14 của dòng họ Vũ đất Bưởi. Chúng tôi gặp chị Hoàng trong cửa hàng Lụa Hà, địa chỉ số 538 Thụy Khuê. Đây cũng là địa chỉ duy nhất bán và giới thiệu lĩnh Bưởi truyền thống ở Hà Nội.

Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành ảnh 1

Gặp người phụ nữ có giọng nói nhẹ nhàng, khuôn mặt phúc hậu, cử chỉ toát lên vẻ thanh thoát của một cô gái Hà thành chia sẻ: Con đường mà chị đã lựa chọn để đi đến hết cuộc đời mình chính là nhằm khôi phục lĩnh Bưởi xưa kia.

Khi lĩnh Bưởi đang đứng trước bờ vực biến mất hoàn toàn, chị đã không bỏ cuộc, không quản vất vả, gian khổ đi khắp vùng Kẻ Bưởi tìm nghệ nhân dệt lĩnh, may sao chị đã gặp được cụ Phùng Văn Thiêm, nghệ nhân duy nhất còn lại ở Trích Sài.

Sau nhiều thời gian tìm tòi, năm 2007, chị đã ra mắt những mét lĩnh đầu tiên sau 60 năm vắng bóng. Hiện nay, chị đã cho xây dựng một cơ sở sản xuất lĩnh, chọn lựa những người thợ giỏi nhất để thực hiện công nghệ rất khó này. Sau đó, các sản phẩm được trưng bày và bán ở cửa hàng Lụa Hà.

Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành ảnh 2

Cô gái dệt lĩnh ở kinh thành Thăng Long xưa.

Đầu tháng 9-2012, chị đã mang sản phẩm lĩnh Bưởi sang tận Nhật Bản để trưng bầy, khách Nhật đã tỏ ra vô cùng thích thú và thán phục sự tài hoa của các nghệ nhân Việt Nam.

Thế nhưng, do biến mất trên thị trường một thời gian quá dài nên nhiều người không còn hiểu lĩnh Bưởi là gì. Lĩnh Bưởi truyền thống được chị bán xấp xỉ 400.000 đồng/mét, nhưng hầu như không có lãi.

Chị Hoàng đã cải tiến ra một loại lĩnh riêng, giá thành rẻ hơn để nhiều người có thể sử dụng, chị gọi đó là "lĩnh lụa Hà". Thực tế nhu cầu xã hội ngày một cao hơn, người dân có tiền để sắm các loại hàng cao cấp như lĩnh Bưởi.

Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành ảnh 3
Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành ảnh 4

Một sản phẩm thời trang của lụa Hà

Kỳ 2: Người tiên phong hồi sinh thời trang cao cấp Hà thành ảnh 5

Lĩnh hoa chanh.

Cũng theo chị Hoàng, sản xuất chưa thể mở rộng hơn một phần nữa là do chưa được các cơ quan hữu quan quan tâm, khiến nhiều người biết đến giá trị lĩnh Bưởi, thậm chí, rất nhiều người chưa biết đến sản phẩm quý này đang hiện diện trên thị trường.

Tản bộ trong một số con ngõ quanh co của làng cổ Trích Sài. Làng bây giờ đã lên phố từ lâu nhưng dấu ấn làng cổ thì vẫn còn vương vấn đâu đây. Những bức tường cũ rêu phong, những cành cây cổ thụ như minh chứng cho dấu vết của một ngôi làng nghề giàu truyền thống xa xưa.

Nhưng khi hỏi đến lĩnh Bưởi, nói đến nghề dệt Trích Sài, nhiều người dân sống quanh đây đành lắc đầu không biết. Phải chăng những nẻo đường hồi sinh của lĩnh Bưởi vẫn còn lắm chông gai...?

Lê Hằng

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.