Kỳ 3: Dân khiếu nại vì FLC mặc cả giá đất như 'mớ rau, con cá'

Nhiều người dân xã Quảng Cư đang hết sức quan tâm, rồi cuộc sống tới đây của họ ra sao nếu như việc giải phóng mặt bằng của Tập đoàn FLC chỉ mang lại lợi ích cho riêng mình...
Kỳ 3: Dân khiếu nại vì FLC mặc cả giá đất như 'mớ rau, con cá'

Như hai kỳ trước, chúng tôi đã phản ánh về những ảnh hưởng tiêu cực từ khi Tập đoàn FLC xây dựng khu du lịch sinh thái và sân golf tại xã Quảng Cư, thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), đó là việc lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển, thả phao không cho dân ra vùng biển, cũng như cho bảo vệ ngăn cấm đường ra bãi ngao.

Không những thế, trong quá trình điều tra của PV Ngày Nay Online, chúng tôi còn thu nhận được nhiều thông tin về vấn đề đất đai trong quá trình giải phóng mặt bằng, cũng như cuộc sống của họ sau khi đến khu tái định cư.

Mặc cả giá đất như “mớ rau, con cá”

Kỳ 3: Dân khiếu nại vì FLC mặc cả giá đất như 'mớ rau, con cá' ảnh 1

Giấy xác nhận của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đã nhận được đơn kiến nghị của ông Ngô Hữu Công liên quan đến việc giải phóng mặt bằng.

Mặc dù vấn đề giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 của Tập đoàn FLC tại xã Quảng Cư dường như đã hoàn thành, cũng như người dân trong vùng phải di dời đã có cuộc sống mới, được coi như tạm ổn về mặt nhà ở. Nhưng đó chỉ là phần nổi khi người ta đứng từ xa nhìn vào, thực tế theo phản ánh của người dân, thì từ khâu giải phóng mặt bằng cho đến nay, khi các công trình của FLC đi vào xây dựng đã để xảy ra nhiều vấn đề bất cập.

Trong những vấn đề mà chúng tôi phản ánh ở các kỳ trước như việc FLC lấn chiếm đất rừng phòng hộ ven biển, thả phao không cho dân ra vùng biển, cũng như cho bảo vệ ngăn cấm đường ra bãi ngao, thì vẫn còn những vấn đề đang tồn tại mà người dân không biết kêu ai, đó là việc bồi thường đất đai chưa được thỏa đáng. Ông Ngô Hữu Công (thôn Cường Thịnh), một trong những người tỏ ra bức xúc, cho biết, đến nay gia đình ông vẫn chưa nhận tiền bồi thường đất.

Lý giải về việc tại sao hơn một năm qua chưa ký vào giấy nhận tiền, ông Công nói: “Đền đất bìa đỏ, tức đất thổ cư thì chỉ được có 960 nghìn đồng/m2. Sau khi gia đình tôi phản đối, khoảng một tuần sau, họ lại “mềm lòng” nâng giá lên thành 2 triệu đồng/m2, tôi không hiểu đền bù giá đất kiểu gì, cứ như thể mặc cả “mớ rau, con cá” ngoài chợ”.

Kỳ 3: Dân khiếu nại vì FLC mặc cả giá đất như 'mớ rau, con cá' ảnh 2

Khu đồng ruộng tại thôn Cường Thịnh vẫn đang được san lấp để đưa vào làm khu tái định cư.

Cũng theo lời ông Công, không những gia đình ông mà còn nhiều gia đình khác cũng gặp tình trạng như trên. Chính việc nâng giá đất có vấn đề này đã khiến lòng dân bản địa không thuận. Do cảm thấy không hợp lý nên ông Công không đồng ý lấy khoản tiền đền bù. “Tôi không đồng ý ký vào giấy nhận tiền, bởi giá quá thấp; trong khi trước đó, nếu bán cho người dân cũng có “bèo” là 4 triệu đồng/m2 đất, nên họ đã ra quyết định cưỡng chế vào hồi cuối năm 2014. Mà tôi cũng không hiểu vì sao, tờ giấy đưa cho dân ký xác nhận nhận tiền đền bù lại là một tờ giấy rất đơn giản, không thấy ghi ngày tháng gì”, ông Công cho biết thêm.

“Tương lai không biết sống bằng nghề gì”

Theo xác nhận của đại diện xã Quảng Cư, thì 3 thôn nằm trong diện phải giải phóng mặt bằng gồm: thôn Cường Thịnh, thôn Hồng Thắng, thôn Quang Vinh. Trong đó, Cường Thịnh và Quang Vinh là hai thôn phải di dời nhiều nhất. Là một trong nhiều hộ dân tại thôn Cường Thịnh đã có nhà ở tại khu tái định cư, nhưng bà Trương Thị Dinh vẫn còn đó những băn khoăn.

Bà Dinh cho biết, khu đất ở trước đây của gia đình bà nằmở phía đông khu sân golf. Bên giải phóng mặt bằng đền cho gia đình bà321 triệu đồng/322 m2 đất. Bà nói bà không biết chữ nên không kiện cáo, mặc dù biết tiền đền bù không được thỏa đáng. Để được vào ở khu tái định cư này, bà Dinh phải mua đất với giá là 1,4 triệu/m2. Mảnh đất nhà bà mua hết 190 triệu đồng, nên cả làm nhà nữa thì tiền được đền bù không đủ. Đất ở hiện tại trên khu tái định cư này vẫn thuộc thôn Cường Thịnh. Đây là khu đồng ruộng được bên giải phóng mặt bằng đổ đất san nền rồi bán lại cho người dân.

Kỳ 3: Dân khiếu nại vì FLC mặc cả giá đất như 'mớ rau, con cá' ảnh 3

Tại nơi ở mới của người dân, mọi thứ vẫn còn ngổn ngang.

Trong khi tiền giải phóng mặt bằng chưa được thỏa đáng, thì bà Dinh lại nơm nớp về kế mưu sinh lâu dài của mình. “Ngày xưa tôi cạo ngao, bắt ốc, làm ruộng nương, cuộc sống cũng vừa đủ.Nhưng giờ đường đi ra biển thì bị ngăn cấm, ruộng nương không còn. Ngoài gia đình tôi, còn nhiều gia đình khác rất bức xúc. Cách đây chưa lâu, FLC không cho dân ra biển, nên dân đã kéo nhau lên xã, lên cả thị xã. Không biết sau này chúng tôi làm gì để sống nữa”, bà Dinh cho hay.

Cùng có quan điểm như bà Dinh, chị Trần Thị Lan (SN 1979, thôn Cường Thịnh) cho biết, gia đình chị nhận được tiền đền bù là 2,5 triệu đồng/m2, trong khi trước đó, giá đất bán lại giữa người dân với nhau nhau thấp nhất cũng là 3,5 triệu đồng/m2. Gia đình chị Lan cũng vừa chuyển đến khu tái định cư ở mua với giá đất 1,4 triệu đồng/m2.

Kỳ 3: Dân khiếu nại vì FLC mặc cả giá đất như 'mớ rau, con cá' ảnh 4

Chị Lan bức xúc chia sẻ về việc đền bù chưa được thỏa đáng cũng như nỗi lo về cuộc sống sau này.

Chị Lan lo lắng: “Đất nơi gia đinh tôi và nhiều gia đình khác đến khu tái định cư mua ở là 1,4 triệu đồng/m2. Đất ở mặt đường là 1,6 triệu đồng/m2, có nơi 3 triệu đồng/m2. Trước đây, nhà tôi ở khu vực Vạn Chài, giáp biển, tôi kinh doanh buôn bán thủy hải sản, bây giờ vào trong này không biết làm gì để sinh sống. Hiện tại, vợ chồng tôi đang “ăn không ngồi rồi” hơn một năm nay . Chồng tôi từng đi làm bảo vệ trong khu xây dựng của FLC, nhưng áp lực quá, trong khi lương không tương xứng nên anh ấy làm chưa được 1 tháng thì nghỉ. Tôi và người dân trong vùng học hành thấp, trong khi FLC họ lấy lao động có bằng cấp cao, lại khắt khe nên tương lai không biết chúng tôi sống bằng nghề gì...”.

Trên là những vấn đề mà nhiều người dân xã Quảng Cư đang hết sức quan tâm, rồi cuộc sống tới đây của họ ra sao nếu như việc làm của FLC cứ tiếp tục chỉ mang lại lợi ích cho riêng mình mà bỏ qua lợi ích của đại đa số người dân nơi đây. Những vấn đề này đề nghị những bên liên quan trong dự án sân golf và khu sinh thái tại xã Quảng Cư mà Tập đoàn FLC đang xây dựng, sớm có lời giải đáp và các biện pháp khắc phục thỏa đáng nhất cho người dân.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Vũ Đoàn

Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
Vấn nạn bỏ học ở Nhật Bản
(Ngày Nay) - Để đối phó với tình trạng học sinh bỏ học ngày càng gia tăng, Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách mới nhằm tạo ra một môi trường học đường an toàn, thân thiện và phù hợp với nhu cầu của từng trẻ nhỏ .
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
Ukraine mất dần lợi thế ở vùng Kursk của Nga
(Ngày Nay) - Tình hình chiến sự tại vùng Kursk của Nga đang trở nên bất lợi cho Ukraine khi Nga gia tăng lực lượng nhằm giành lại quyền kiểm soát khu vực này. Trong khi đó, tình hình ở mặt trận phía Đông Ukraine cũng đang diễn biến phức tạp.
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
Cảnh báo đỏ về tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu
(Ngày Nay) - Theo một nghiên cứu mới được công bố, mức sử dụng kháng sinh trên toàn cầu đã tăng 21% kể từ năm 2016, làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Phân tích dữ liệu từ 67 quốc gia cho thấy xu hướng gia tăng đáng báo động này.
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.