Lần đầu phát hiện sóng radio trong dải Ngân Hà

Phát xạ sóng vô tuyến (FRB), một trong những bí ẩn lớn nhất của lĩnh vực thiên văn học trên toàn thế giới vừa được phát hiện trong hệ thiên hà của chúng ta.
Giả thuyết được tin cậy nhát về FRB là từ các vụ nổ của một ngôi sao khổng lồ. Ảnh: Beijing Planetarium.
Giả thuyết được tin cậy nhát về FRB là từ các vụ nổ của một ngôi sao khổng lồ. Ảnh: Beijing Planetarium.

Vốn được biết đến là những tín hiệu vô tuyến cực mạnh, một số có thể gấp tới 500 triệu lần năng lượng Mặt Trời, FRB đến từ những không gian sâu thẳm, cách xa chúng ta hàng triệu năm ánh sáng. 

Tuy chứa đựng nguồn năng lượng khổng lồ, những phát xạ sóng vô tuyến này lại chỉ diễn ra trong 1/1000 giây – nhanh hơn một cái chớp mắt – và hầu như không lặp lại, khiến những sự kiện như này xảy ra rất khó dự đoán và theo dõi.

Nguồn gốc của FRB

Vào ngày 28/4, các đài quan sát vô tuyến trên khắp thế giới đã có cơ hội ghi lại được sự phát xạ sóng vô tuyến diễn ra tại một ngôi sao chết trong dải ngân hà mang tên SGR 1935+2154 - cách Trái Đất 30.000 năm ánh sáng. Qua cuộc nghiên cứu và phân tích dữ liệu, các nhà thiên văn học đã tìm ra được nguyên nhân xảy ra những đợt phát xạ sóng vô tuyến này.

ScienceAlert dẫn lời nhà thiên văn học Shrinivas Kulkarni đến từ Caltech cho rằng căn nguyên của sự xuất hiện các đợt FRB đến từ những xung từ trường cực mạnh của những ngôi sao

Đã có rất nhiều giả thuyết về sự hình thành những FRB, từ dao động của các siêu tân tinh cho đến những tín hiệu của người ngoài hành tinh. Tuy vậy, khả năng lớn nhất là các FRB xuất hiện do các ngôi sao có xung từ trường lớn

Lần đầu phát hiện sóng radio trong dải Ngân Hà ảnh 1

Kính thiên văn CHIME, thiết bị chuyên phát hiện các sóng vô tuyến ngoài Trái Đất. Ảnh: CHIME FRB.

Đây là một ngôi sao neutron cực kì đặc biệt, với lớp lõi tàn dư dày đặc còn sót lại sau khi một ngôi sao khổng lồ chuyển thành siêu tân tinh. Từ trường của chúng mạnh hơn gấp 1000 lần so với những ngôi sao neutron thông thường.

Khi lực hấp dẫn cố gắng giữ các ngôi sao lại với nhau, sức mạnh của lực từ trường bên trong đã làm biến dạng hình dáng của ngôi sao. Điều này dẫn đến một sự dao động năng lượng, tạo thành những vụ nổ tinh thể khổng lồ và các ngọn lửa từ tính.

Phát hiện lớn của giới thiên văn học

Vào ngày 27/4, SGR 1935 + 2154 đã được phát hiện và được quan sát bởi nhiều thiết bị đang hoạt động, bao gồm Kính thiên văn cảnh báo Swift Burst, vệ tinh AGILE… với những hoạt động bình thường. Nhưng chỉ một ngày sau, vào ngày 28/4, kính viễn vọng CHIME của Canada đã phát hiện ra một tín hiệu kì lạ.

STARE2, một dự án do cựu sinh viên Caltech Christopher Bochenek sáng lập, đã thu được một tín hiệu vô cùng rõ ràng với cường độ lớn hơn hàng trăm nghìn lần thông thường. Với nhà thiên văn học Kulkarni, ông cho rằng đây là một sự kiện vô cùng hiếm có. Sau khi hiệu chỉnh lại, tín hiệu này có thể phát ra từ SGR 1935+2154, cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học bắt được FRB ở trong dải Ngân Hà.

"Nếu tín hiệu này tới từ một thiên hà khác, như những tín hiệu FRB trước đây, thì kết quả đo lường đã bình thường. Đây là sự kiện chưa từng xảy ra", ông Kulkarni chia sẻ với ScienceAlert.

Ngoài ra, ông Kulkarni và các nhà khoa học cũng đã thấy điều vô cùng mới mẻ là tia X. Tia X và tia gamma khá phổ biến trong các vụ nổ từ tính.

Nhà vật lý thiên văn Sandro Mereghetti thuộc Viện Vật lý thiên văn Quốc gia Italy và Trung tâm vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết phát hiện này mang ý nghĩa to lớn trong việc chứng minh có rất nhiều FRB mà chúng ta chưa phát hiện ra

Lần đầu phát hiện sóng radio trong dải Ngân Hà ảnh 2

Để phát hiện FRB, các nhà khoa học phải dùng những hệ thống kính viễn vọng đặc biệt, như loại có đường kính 500 m ở Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.

"FRB được xác định cho đến nay đều nằm ngoài dải Ngân Hà của chúng ta. Chúng chưa bao giờ được phát hiện cùng tia X/Gamma. Một vụ nổ tia X với độ phát quang như của SGR1935 sẽ không thể phát hiện được đối với nguồn xuất phát từ ngoài Ngân Hà", ông Sandro Mereghetti nhận xét.

Cho dù SGR 1935 + 2154 hé lộ cho chúng ta biết điều gì, đó cũng chỉ là những thành tựu ban đầu, các nhà thiên văn học vẫn kiên trì tiến hành quan sát những ngôi sao ngày đêm bằng những phương tiện hiện đại nhất, cố gắng giải đáp những bí ẩn phức tạp mà những tín hiệu đáng kinh ngạc này đem lại.

Theo Zing
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.