'Làn sóng' quản lý cấp cao rời bỏ Apple

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hãng công nghệ khổng lồ Apple đang đứng trước thách thức mới - "làn sóng" các giám đốc điều hành chủ chốt rời bỏ tập đoàn.
'Làn sóng' quản lý cấp cao rời bỏ Apple

Dù được biết đến là một trong những doanh nghiệp ổn định nhất, nhưng Apple hiện đang chứng kiến cuộc "thay máu" chưa từng thấy ở cấp điều hành tập đoàn. Trong làn sóng bắt đầu từ nửa cuối năm 2022 Apple đã "chia tay" 11 quản lý cấp cao.

Những người này nằm trong số các nhân vật quan trọng nhất tại Apple, chịu trách nhiệm điều hành nhiều hoạt động cốt lõi hằng ngày trong các lĩnh vực như thiết kế công nghiệp, cửa hàng trực tuyến, hệ thống thông tin, kỹ thuật phần cứng và phần mềm, vấn đề quyền riêng tư, chính sách bán hàng tại các thị trường mới nổi, dịch vụ đăng ký và mua sắm… Hầu hết các nhân vật cấp cao này đã làm việc lâu năm tại Apple, từ 15 năm trở nên. Có thông tin cho rằng đây có thể mới chỉ là khởi đầu của "làn sóng" rời bỏ tập đoàn.

Nguyên nhân dẫn đến hàng loạt quản lý cấp cao của Apple rời bỏ tập đoàn có thể do gánh nặng trách nhiệm ngày càng tăng đối với các nhà quản lý.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác như tập đoàn đã trở nên quan liêu hơn trong những năm qua, đặc biệt là khi phát triển sản phẩm; Apple là một tập đoàn toàn cầu lớn và điều đó có nghĩa là rất khó để tạo ra sự khác biệt cho từng cá nhân; cạnh tranh nội bộ và mâu thuẫn giữa các bộ phận trong tập đoàn có thể khiến việc định hướng trở nên khó khăn hơn; các nguồn lực đã được chuyển sang các sáng kiến dài hạn hơn, một số trong số đó có thể mất nhiều năm để thực hiện. Một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều người rời bỏ công việc là vấn đề tài chính. Cổ phiếu của Apple đã giảm gần 30% trong năm ngoái, sau 3 năm tăng mạnh.

Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.