Làng dệt vải như ốc đảo hoang sơ ở Trung Quốc

(Ngày Nay) - Tại một ngôi làng hẻo lánh ở vùng sâu của Trung Quốc, người dân vẫn cố gắng bám trụ với nghề dệt vải truyền thống độc đáo, trong bối cảnh các khu vực thành thị xung quanh đang chứng kiến đợt bùng nổ công nghiệp hóa hết sức mạnh mẽ.
Bà Yang treo những tấm vải mới nhúng thuốc nhuộm lên sào để phơi khô. (Nguồn: NYTimes)
Bà Yang treo những tấm vải mới nhúng thuốc nhuộm lên sào để phơi khô. (Nguồn: NYTimes)

Yang Xiuying, một người phụ nữ lớn tuổi, đứng quan sát người cháu mình đang ngồi bên khung cửi dệt vải để chỉ dạy từng bước một cách tỉ mỉ. Từ hồi còn nhỏ, bà Yang, 74 tuổi, đã được học kỹ thuật dệt và nhuộm vải truyền thống của người dân tộc Dong ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

"Các anh không thể mua được loại vải thủ công này ở ngoài chợ" - bà Yang nói.

Làng dệt vải như ốc đảo hoang sơ ở Trung Quốc ảnh 1

Tại ngôi làng Dali, một ngôi làng cổ nằm bên sườn đồi, việc sản xuất các tấm vải thủ công từ lâu đã là một phần của cuộc sống, quan trọng không kém gì việc cấy lúa và nuôi cá.

Ngay cả trong thời kỳ phát triển như hiện nay, nhiều phụ nữ dân tộc Dong vẫn bỏ ra gần như cả ngày để dệt nên những tấm vải, sau đó sử dụng chúng để chế tác các bộ trang phục đặc trưng.

Làng dệt vải như ốc đảo hoang sơ ở Trung Quốc ảnh 2

"Đối với gia đình người Dong, có một khung cửi quan trọng không kém gì việc có một con bò" - Lai Lei, chủ xưởng dệt nhỏ tại ngôi làng gần đó, cho hay - "Từ lúc còn nhỏ, chúng tôi đã quen với tiếng khung cửi".

Tuy nhiên, truyền thống dệt vải này hiện đang đối diện với mối đe dọa lớn kể khi nền kinh tế thị trường Trung Quốc bùng nổ trong vài thập kỷ qua. Khi sự phát triển trong công việc và ngành giáo dục thu hút giới trẻ đến các thành phố lớn, chỉ có vài người phụ nữ trẻ tuổi người Dong còn ở lại làng để tiếp tục nghề truyền thống.

Làng dệt vải như ốc đảo hoang sơ ở Trung Quốc ảnh 3

Và trong số những phụ nữ ở lại, cũng có ít người lựa chọn học nghề dệt và nhuộm vải mà cha ông họ lưu truyền.

"Tôi muốn dạy các con gái tôi cách dệt, nhưng chúng không muốn học" - bà Zhang Yuyuan, 75 tuổi, cho hay.

Làng dệt vải như ốc đảo hoang sơ ở Trung Quốc ảnh 4

Với hy vọng sẽ khôi phục nghề truyền thống của người dân tộc Dong, giới chức tỉnh Quý Châu trong năm 2011 đã mời Quỹ Di sản Toàn cầu (GHF) tới ngôi làng này.

GHF kể từ đó bắt đầu làm việc với Atlas Studio, một công ty thiết kế có trụ sở tại Bắc Kinh, để thành lập xưởng dệt và nhuộm ở làng Dali. Mục tiêu của họ là: Tạo cơ hội làm việc tại nhà cho phụ nữ Dong và thuyết phục họ học nghề truyền thống.

"Trong suốt một thời gian dài, Quý Châu đã nổi tiếng là tỉnh có văn hóa đa dạng, tập trung tại các ngôi làng người thiểu số" - Kuanghan Li, Giám đốc chương trình của GHF ở Trung Quốc, cho hay - "Giờ thì các ngôi làng nông thôn đang là chủ đề nóng ở Trung Quốc".

Hiện ngành du lịch vẫn chưa thể với tới làng Dali, nhưng được dự báo sẽ phát triển trong tương lai. Không giống như nhiều ngôi làng khác ở Trung Quốc, nơi mà quá trình bảo tồn đang diễn ra tích cực, Dali vẫn giống như một ốc đảo hoang sơ do có vị trí địa lý cách biệt.

Thậm chí ngay cả trong hiện tại, du khách chỉ có thể đến được ngôi làng này thông qua một con đường mòn quanh núi gió thổi rất mạnh.

Trong một chuyến thăm tới làng Dali gần đây nhất, người ta chứng kiến hàng trăm người dân đang làm việc chăm chỉ, vẫn trồng lúa và cây chàm - để làm thuốc nhuộm.

Làng dệt vải như ốc đảo hoang sơ ở Trung Quốc ảnh 5

Hầu như người phụ nữ Dong nào ở độ tuổi trên 40 trong làng Dali cũng luôn mang theo một ống nhựa nhỏ để đựng thuốc nhuộm làm từ cây chàm. Theo truyền thống, vị trí đặt chiếc ống nhựa này trong nhà là rất quan trọng, và phải tuân thủ theo những quy luật phong thủy thần bí.

Có năm, bà Yang nói rằng bà đã đặt ống nhựa đựng thuốc nhuộm của mình ở một chỗ khác so với mọi khi, và lọ thuốc nhuộm này - được làm từ hỗn hợp lá chàm, rượu gạo, cây cỏ dại và dung dịch kiềm - đã bị hỏng.

Phụ nữ dân tộc Dong tin rằng còn nhiều yếu tố khác làm thuốc nhuộm bị hỏng. Những người phụ nữ đang mang thai, như một ví dụ, sẽ phải tránh xa thuốc nhuộm.

Hàng ngày, những người phụ nữ như bà Yang dậy rất sớm, mang những tấm vải dệt được ngâm trong thuốc nhuộm. Sau vài vòng nhúng vải vào thuốc nhuộm, bà bắt đầu treo các tấm vải này lên sào để phơi khô. Sau một bữa ăn đạm bạc gồm cá lên men, rau và cơm, bà bắt đầu lên xe của chồng để làm việc cả ngày ngoài đồng ruộng.

Theo bà Yang, quá trình dệt và nhuộm vải sẽ tiêu tốn khoảng 2 tuần lễ. "họ hay nói rằng những ai bị hằn thuốc nhuộm đen trên tay là người tạo ra những tấm vải tốt nhất", bà Yang nói.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.