Lộ diện chủ nợ bí mật lớn nhất thế giới

(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà nghiên cứu đa quốc gia đã công bố thông tin Trung Quốc trở thành chủ nợ bí mật lớn nhất thế giới.
Lộ diện chủ nợ bí mật lớn nhất thế giới

Có tiêu đề là "Các khoản cho vay nước ngoài của Trung Quốc", báo cáo được viết bởi Sebastian Horn (Đại học Munich, Viện Kiel), Carmen Reinhart (Đại học Harvard) và Christoph Trebesch (Viện Kiel), các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nhiều nguồn công khai và không công khai để biên soạn dữ liệu từ hơn sáu thập kỷ, bao gồm hàng nghìn khoản vay và trợ cấp cho 152 quốc gia.

Ông Christoph Trebesch tuyên bố rằng Trung Quốc luôn là một chủ nợ quốc tế tích cực, khi sẵn sàng dành cho các nước có cùng thể chế chính trị các khoản vay ưu đãi.

"Sự gia tăng dòng chảy tín dụng của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua gần như chưa từng có, chỉ có thể so sánh với làn sóng cho vay chính thức của Mỹ sau hai cuộc thế chiến".

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2017, nghĩa vụ của các chủ nợ nước ngoài đối với Trung Quốc đã tăng từ dưới 500 tỷ lên hơn 5 nghìn tỷ USD hoặc từ khoảng 1% sản lượng kinh tế toàn cầu lên hơn 6%.

Phần lớn các khoản nợ được mua lại trên thị trường trái phiếu quốc tế bởi ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Ngoài ra, chính phủ Bắc Kinh đã gia tăng số tiền cho vay trực tiếp, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển và mới nổi.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 1/4 khối lượng cho vay của ngân hàng nhà nước Trung Quốc được dành cho các thị trường mới nổi, đẩy Trung Quốc vào vị trí chủ nợ toàn cầu hàng đầu, bỏ lại IMF và Ngân hàng Thế giới.

Theo các chuyên gia, sự bùng nổ này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Một yếu tố quan trọng khác, ông Trebesch nói thêm, đó là chính sách cải tiến toàn cầu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khoảng 50% các khoản cho vay quốc tế của Trung Quốc bỏ qua số liệu thống kê chính thức và vẫn không được IMF, Câu lạc bộ Paris, các cơ quan xếp hạng hoặc nhà cung cấp dữ liệu tư nhân đánh giá cao.

Đối với 50 quốc gia vay nợ hàng đầu, các khoản vay đã tăng từ khoảng 1% GDP của họ trong năm 2005 lên hơn 15% GDP trong năm 2016.

"Điều làm các khoản cho vay quốc tế của Trung Quốc trở nên độc đáo không chỉ là quy mô lớn và sự thiếu minh bạch, mà còn là sự điều hành gần như hoàn toàn do chính phủ, các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc hoặc bởi ngân hàng trung ương do nhà nước kiểm soát", ông Trebesch nói.

Dựa vào báo cáo, Trung Quốc thường cho vay theo lãi suất thị trường và một phần với các điều khoản thế chấp đảm bảo hoàn trả bằng hiện vật, ví dụ: dưới hình thức xuất khẩu dầu.

Nhiều dự án được tài trợ bởi Trung Quốc có thể có lợi cho các quốc gia nhận tiền, đặc biệt là về cơ sở hạ tầng, theo nghiên cứu.

Tuy nhiên, phạm vi và sự thiếu minh bạch của các khoản vay từ Trung Quốc, đặt ra thách thức cho các quốc gia "con nợ" và thị trường tài chính quốc tế, khiến phân tích rủi ro của Trung Quốc chìm trong bóng tối, báo cáo nêu rõ.

Theo Sputnik
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.