Lỗi công nghệ hay lỗi con người?

[Ngày Nay] - Nhờ vụ việc sửa điểm trắng trợn ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Sơn La bị bại lộ mà ngành giáo dục một lần nữa “tỉnh ngủ”. Bấy lâu nay người ta chỉ nhìn gian lận từ phía học sinh với những trò đơn giản như in phao, quay cóp… mà không ngờ rằng, người lớn - trong đó không ít là lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng nhúng tay vào khiến gian lận trở nên trầm trọng.
Bị can Nguyễn Thanh Hoài- trưởng phòng khảo thí Sở GDĐT Hà Giang
Bị can Nguyễn Thanh Hoài- trưởng phòng khảo thí Sở GDĐT Hà Giang

Càng đổi mới càng nhiều lỗ hổng

Kỳ thi “2 trong 1” kết hợp tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học mà Bộ GD-ĐT đang thực hiện phần lớn áp dụng thi trắc nghiệm. Những tưởng công nghệ càng hiện đại thì tiêu cực càng khó len lỏi, hóa ra không hẳn như vậy. Một phó trưởng phòng Khảo thí ở Hà Giang đã dễ dàng sửa điểm chỉ trong vòng 2 tiếng, giúp hơn 100 bài thi từ điểm xấu trở nên lung linh hơn. Tại Sơn La, lãnh đạo Sở GD-ĐT cũng không khó khăn gì trong việc “đổi trắng thay đen”, sửa hơn chục bài thi môn trắc nghiệm của một số thí sinh sang con số khác.

Điểm số thi trắc nghiệm được sản xuất theo kiểu công nghiệp, chóng vánh và nhanh gọn. So với môn thi tự luận, rõ ràng, các môn thi trắc nghiệm dễ bị tác động hơn.

Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc - nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD-ĐT kể lại, “ngày xưa, thời thi tự luận, tiêu cực sửa bài thi rất khó xảy ra, đơn giản vì bài thi có rọc phách. Chỉ cần “dồn túi” 2 lần thì tất cả những người tham gia chấm thi, chẳng ai biết bài nào của ai, bài nào cần nâng điểm để can thiệp. Nay, tờ phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh hoàn toàn không có phách nên bất kỳ ai cũng có thể biết phiếu trả lời này là của ai? Người ta hoàn toàn có thể tìm ra phiếu trả lời của bất kỳ thí sinh ABC nào đó để sửa lỗi. Đây là một lỗ hổng mà tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi còn công tác”.

Cũng theo ông Ngọc, tờ phiếu trắc nghiệm và quy trình chấm thi như hiện nay chỉ thích hợp cho việc một trường đại học tổ chức thi vì họ không dính đến con cháu nào cả, nếu có cũng hãn hữu xảy ra tiêu cực. Còn phương thức này thi tại địa phương chưa hoặc không phù hợp, nhất là khâu chấm, kiểm dò, rất dễ bị tác động bên ngoài. “Năm 2007, tại hội nghi giao ban giám đốc sở và tổng kết năm học tại TP HCM, tôi lên bục có phát biểu một ý: Đừng bao giờ tin tuyệt đối vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức tại địa phương để làm kết quả xét vào ĐH”- ông Ngọc nhấn mạnh.

Dù trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, Bộ GD-ĐT đã huy động giảng viên từ nhiều trường về coi thi cùng địa phương, thanh tra ủy quyền cũng về địa phương ngồi cùng… nhưng khâu chấm thì chỉ còn… người địa phương, độ tin cậy của kết quả thi đương nhiên có phần suy giảm và đáng ngờ.

Lỗi công nghệ hay lỗi con người? ảnh 1

Ông Vũ Trọng Lương, người vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan tới vụ việc gian lận điểm thi tại Hà Giang

Sai phạm ở Hà Giang, Sơn La đã xảy ra, người thực hiện hành vi gian lận thi cử đã nhận lỗi, nhưng điều mà phụ huynh và học sinh quan tâm hơn là Bộ sẽ cải cách ra sao để tránh gian lận về sau? Làm thế nào để bài thi trắc nghiệm của thí sinh không trở thành bản nháp có thể tẩy sửa bất cứ lúc nào? Làm sao có thể lấy lại niềm tin từ dư luận khi niềm tin ấy đã rơi rụng từ 3 năm qua, kể từ khi phương thức thi 2 trong 1 được áp dụng.

Mã phách thế nào cũng khó ngăn gian lận

Tiêu cực vẫn xảy ra, lỗ hổng giáo dục vẫn chưa thể ngăn chặn dù trước đó, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD-ĐT tự tin khẳng định, kỳ thi được thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ, có sự phối hợp với các trường đại học. Năm nay, Bộ có thêm những giải pháp kỹ thuật để tăng cường bảo mật, chính xác như cần niêm phong túi bài thi bằng tem mỏng, có chữ ký của cán bộ coi thi, phó trưởng điểm thi… Nhiều phụ huynh băn khoăn, cải tiến có thành cải lùi?

Thực tế lĩnh vực nào cũng có sơ hở như trong việc quản lý nhà nước, chống tham nhũng… nhưng vấn đề ở chỗ ta phải tìm ra kẽ hở và xử lý triệt để.

TS Quách Tuấn Ngọc lấy ví dụ, bài thi ở một số nước bạn đã áp dụng, một số trường đánh phách bằng mã vạch, một số trường dùng mã vạch chìm, một số nước khác dùng mẫu phiếu không có phách nhưng có những công nghệ cao hỗ trợ nhận diện bài thi. Việt Nam nên tham khảo và lựa chọn những phương thức phù hợp với trong nước. 

Một chuyên gia giáo dục khác đề xuất dùng công nghệ vân tay đang được áp dụng phổ biến trên smartphone. Bước vào phòng thi, các thí sinh chẳng phải điền tên tuổi hay bất cứ thông tin nào vào tờ phiếu trả lời. Khi đăng ký thi, mỗi thí sinh điểm chỉ vào tờ khai vân tay mẫu để Bộ lưu vào hệ thống. Khi nhận tờ phiếu trả lời, thí sinh chỉ việc “điểm chỉ” vân tay trước mặt cán bộ coi thi như một cách để khẳng định lần nữa bài thi của mình. Vân tay trong bài thi trùng với vân tay đã đăng kí trên hệ thống là kết quả thi được tuyệt mật!

Lại có đề xuất khác trên mạng của một chuyên gia công nghệ, dùng mã code dán vào bài thi. Mã code này dán cả vào phần phách và phần trả lời. Chỉ có máy móc và data nơi sản xuất mã code mới biết rõ bài nào của thí sinh nào, người chấm thi hoàn toàn không có dữ liệu, muốn nâng hay hạ điểm cũng… chịu. Tuy nhiên, theo TS Quách Tuấn Ngọc, gian lận chủ yếu tại người, phách chỉ có tác dụng ngăn ngừa gian lận. “Gian lận vẫn sẽ tiếp diễn khi vẫn còn nhiều người dám làm chuyện tày trời” – ông Ngọc nói.

Suy cho cùng, vấn đề mấu chốt vẫn là cơ chế quản lý, là con người, “mã phách giời” cũng không thể ngăn được gian lận nếu thành tích thi cử đã và đang trở thành căn bệnh nan y của xã hội.

Nhìn vào lỗ hổng để sửa sai

TS Quách Tuấn Ngọc tỏ ra băn khoăn về kỳ thi 2 trong 1 đang thực hiện. Nó đánh giá năng lực nào của học sinh? năng lực đoán đáp số? năng lực phản biện hay năng lực sáng tạo như có cách giải hay? “Thực sự tôi không hiểu năng lực gì?” – TS Ngọc nói.

Lỗi công nghệ hay lỗi con người? ảnh 2

Theo ông Ngọc, để vá lỗ hổng thi và chấm thi lỏng lẻo như hiện nay, nếu tiếp tục thực hiện thi tại địa phương thì phải tăng cường đại học tham gia coi thi, giám sát, trực tiếp quét bài, nộp bài về Bộ. Hai là chuyển bài thi của thí sinh về trung ương chấm, có thể gửi về Bộ, có thể về các ĐH được ủy quyền để giảm tải và không để địa phương can dự vào khâu chấm thi.

Nói về kỳ thi 2 trong 1 với nhiều tiêu cực bị phanh phui, theo PGS.TS.Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, kỳ thi “2 trong 1” cũng đang làm khổ học sinh, gây vất vả cho toàn xã hội và chính Bộ GD&ĐT cũng bị lúng túng. Mỗi lần xảy ra tiêu cực, lòng tin của hàng triệu thí sinh và phụ huynh lại bị “xói mòn”.

Để giảm bớt tiêu cực trong thi cử, PGS Nhĩ đề xuất Bộ GD-ĐT nên giao kỳ thi THPT quốc gia 2019 cho các trường đại học tổ chức. Bởi các trường ĐH không trực tiếp giảng dạy học sinh trong 12 năm. Việc chấm thi cũng được thực hiện khách quan và nghiêm túc hơn. Cần  giao quyền tự chủ tuyển sinh cho các trường đại học để họ chọn được đúng sinh viên vào từng ngành phù hợp. Khâu tổ chức nên giao cho các Sở giáo dục, các địa phương.

Ông Nhĩ kể, “thời tôi từng làm Chủ tịch Hội đồng thi, những bài thi được quản lý rất chặt chẽ. Khi đưa bài thi về thì phòng đó hết giờ là niêm phong có chữ ký của chủ tịch Hội đồng thi, không ai được mở ra. Đến khi lấy bài chấm thi thì chủ tịch Hội đồng thi – người chịu trách nhiệm mới được mở niêm phong. Khi bài thi ở phòng 10 chẳng hạn thì chính Chủ tịch Hội đồng thi điền mã số và đưa lên phòng 20. Không thể nào xảy ra tiêu cực vì không biết đâu mà tìm (!?). Ngay cả thí sinh số báo danh 20 chẳng hạn, người ta mã số một lần số báo danh thành 30 nên cán bộ không thể biết được chính xác số báo danh của thí sinh đó là gì. Thậm chí ngay ở phòng thi đó cũng không ở trong phong bì phòng thi đó. Mã số đó chỉ có chủ tịch Hội đồng thi mới biết và chịu trách nhiệm”.

Khác với trước kia, hiện nay bài thi trắc nghiệm sử dụng máy móc công nghệ hiện đại. Lỗ hổng ở đâu thì sửa ở đó. Theo PGS Nhĩ, với cách làm như hiện nay, phải đưa ra quy chế quản lý người thực hiện trên máy, giám sát máy móc một cách chặt chẽ. Trong vụ việc ở Hà Giang và Sơn La, rõ ràng lỗ hổng nằm ở trong khâu quản lý con người.

Theo cả ông Nhĩ và ông Ngọc, Bộ GD-ĐT nên nhìn thẳng vào yếu kém, sửa lại quy chế thi cho chặt chẽ, chi tiết hơn để kỳ thi năm sau không còn những vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Ngày xưa, thời thi tự luận, tiêu cực sửa bài thi rất khó xảy ra, đơn giản vì bài thi có rọc phách. Chỉ cần “dồn túi” hai lần thì tất cả những người tham gia chấm thi, chẳng ai biết bài nào của ai, bài nào cần nâng điểm để can thiệp. Nay, tờ phiếu trả lời trắc nghiệm của học sinh hoàn toàn không có phách nên bất kỳ ai cũng có thể biết phiếu trả lời này là của ai?”Tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.