Lời xin lỗi muộn màng của 9X nghiện game sát hại tài xế xe ôm

“Con xin lỗi mọi người vì những gì con đã gây ra. Con biết hành vi dã man của mình đã khiến anh Hải chết, chú Nam bị thương tật đầy người. Con xin lỗi mẹ…”, Vũ hối hận.
 
Bị cáo Nguyễn Văn Cường (áo xám) và bị cáo Lê Hoàng Anh Vũ tại phiên tòa sơ thẩm.
Bị cáo Nguyễn Văn Cường (áo xám) và bị cáo Lê Hoàng Anh Vũ tại phiên tòa sơ thẩm.

Vào một buổi chiều muộn hồi giữa tháng 8, phiên tòa xét xử hai bị cáo Lê Hoàng Anh Vũ (18 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Văn Cường (18 tuổi, quê Bến Tre) chỉ có vài người đến dự. Họ là mẹ của Vũ, người thân của Cường và gia đình bị hại.

Ngồi ở hàng ghế phía sau luật sư, cụ bà 80 tuổi thẫn thờD ường như người mẹ già này vẫn chưa nguôi nỗi đau mất con. Con bà là anh Hải, một tài xế xe ôm xấu số bị thanh niên  9X sát hại, rồi cướp xe bán lấy tiền tiêu xài.

“Khi chở hai cháu, tôi còn khuyên rằng hai cháu nên cố gắng học tập. Tôi có ngờ đâu Vũ nhẫn tâm đâm tôi mười lăm nhát liền”, ông Nam, một bị hại khác của vụ án lên tiếng rồi lắc đầu, thở dài đầy tiếc nuối. 

Trước hành vi dã man của Vũ và Cường, vị chủ tọa nghiêm giọng hỏi: “Vì sao các bị cáo lại nảy sinh ý định giết người?”. Cường thản nhiên khai nhận: “Vì bị cáo nghiện game”. Trong khi đó, Vũ vẫn lặng im, cúi mặt.

Đến đây, mẹ Vũ ôm mặt rồi khóc nấc, đôi vai gầy của bà run lên. Hơn ai hết, bà hiểu rõ nguyên nhân biến đứa con đã từng rất hiền lành của bà trở thành kẻ sát nhân. “Cũng chỉ vì nó bất mãn chuyện tôi với chồng…”, bà vội phân bua cho đứa con trai đang đứng trước mành móng ngựa. 

Bà kể, khi Vũ học tới lớp bốn thì vợ chồng bà ly hôn. Sau đó, người mẹ nghèo một mình dắt hai đứa con nhỏ lầm lũi về sống cùng gia đình bên ngoại. “Kể từ đó, con tôi ít nói, ít cười. Một thời gian sau, nó bỏ nhà đi biền biệt”, bà nói rồi lấy tà áo lau nước mắt. Những tưởng nỗi bất hạnh đến vậy là tận cùng, nào ngờ đứa con trai mà bà đinh ninh lương thiện lại lạc vào "đường dữ".

Vừa làm mẹ, nhưng bà phải vừa gánh vác thêm trách nhiệm của một người cha. Vất vả mưu sinh khiến sức khỏe của bà ngày càng đổ dốc. Để giờ đây, người phụ nữ còm cõi chỉ còn đủ sức bán hàng trái cây nhỏ để chắt chiu từng đồng nuôi con ăn học. Dù phải chạy gạo ăn từng bữa, thế nhưng tại phiên tòa này, bà vẫn "thắt lưng buộc bụng" chấp nhận khoản bồi thường mà bị hại yêu cầu, thầm mong tòa khoan hồng cho tội ác của con.

Suốt phiên xử, Vũ không một lần quay đầu xuống tìm mẹ, chỉ lặng im nghe tiếng khóc của bà. Bị cáo cũng không chối tội quanh co mà thành khẩn khi được HĐXX cho phép nói lời sau cùng: “Con xin lỗi mọi người vì những gì con đã gây ra. Con biết hành vi dã man của mình đã khiến anh Hải chết, chú Nam bị thương tật đầy người. Con xin lỗi mẹ…”.

Với thái độ thành khẩn, hai bị cáo trẻ tuổi đón nhận bản án 18 năm tù dành cho tội ác của mình. Lạ thay, không chỉ người thân của bị cáo mà gia đình bị hại cũng không kiềm được nỗi xót xa.

Bước ra từ phòng xử án, vợ ông Nam rụt rè hỏi tôi: “Tôi muốn kháng cáo xin giảm án cho cháu thì có được không cô?”. Tôi chưa kịp đáp lời, một người khác hỏi bà: “Vì sao vợ chồng bà chỉ yêu cầu bồi thường 30 triệu, nó có quá ít không?”.

Người phụ nữ đã đi sắp hết cái dốc của cuộc đời thều thào đáp: “Gia đình hai cháu đều nghèo khó, tôi không đành để họ phải gánh thêm khổ cực. Tôi chỉ cần khoản tiền này để trả nợ tiền chữa bệnh cho chồng và nuôi ba đứa cháu ngoại mồ côi cha lẫn mẹ”.  

Trời tắt nắng, vị luật sư bào chữa cho Vũ nhìn theo bóng mẹ bị hại Hải bước đi khó nhọc giữa sân tòa, rồi quay sang mẹ bị cáo đang đứng lặng, cất lời: “Con của chị rồi sẽ có ngày về, rồi chị sẽ được gặp lại nó. Nhưng bà cụ kia đã vĩnh viễn mất con. Giờ đây, sức khỏe của ông Nam cũng sẽ tuột dài trên một con dốc không phanh…”. 

Dẫu biết rằng không thể đổ lỗi tất cả cho việc cha mẹ Vũ “gãy gánh”, nhưng vì không quan tâm đến con được trọn vẹn, bà mẹ nghèo ấy đã phải mang trong lòng một nỗi day dứt khôn nguôi... Đứa trẻ nào cũng đều khao khát được yêu. Đôi lúc, nỗi cô đơn, niềm đau từ một gia đình vỡ vụn khiến những cánh chim non nớt lạc lõng giữa đời, làm điều rồ dại để rồi phí hoài tuổi trẻ.

Theo cáo trạng, để có tiền tiêu xài, Vũ và Cường rủ nhau đi cướp. Hai bị cáo mang theo dao trong người rồi giả vờ đón xe ôm. Đợi lúc tài xế xe ôm chở mình tới địa điểm vắng người, Vũ và Cường liền ra tay sát hại để cướp tài sản.

Vào đêm 30/7/2015, ông Hứa Văn Sĩ (60 tuổi, ngụ quận 6) được Cường, Vũ, thuê chở đi. Đến đoạn đường vắng, Vũ dùng dao đâm ông Sĩ tới tấp nhưng nạn nhân may mắn chạy thoát. Tiếp đó, vào rạng sáng 11/1/2016, Vũ dùng dao đâm chết ông Trần Đình Cuộc rồi mang xe của nạn nhân đi bán được 1,2 triệu đồng.

Theo Zing

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.