Lũ lụt là tác nhân tàn phá kinh tế nặng nề nhất

[Ngày Nay] - Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ… là các quốc gia bị tàn phá bởi lũ lụt trong lịch sử gần đây.
Lũ lụt là tác nhân tàn phá kinh tế nặng nề nhất

Từ năm 1900 đến 2015, lũ lụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế khắp thế giới. Một số trong những trận lũ lụt tàn phá nhất xảy ra ở các khu vực miền Nam và miền Trung châu Á - đặc biệt là ở các quốc gia đông dân Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Ấn Độ. Theo thống kê, chỉ có hai quốc gia ngoài châu Á chịu hậu quả từ những trận lũ lụt lớn được đưa vào danh sách 10 trận lũ tàn phá kinh tế nhất từng được ghi nhận.

Trận lụt lịch sử tại Đức ngày 28/05/2013 gây thiệt hại 12,9 tỷ USD đã đưa Đức vào hàng thứ 6 trong bảng xếp hạng các trận lụt tàn phá kinh tế lớn trong lịch sử.

Một trận lũ lụt tương tự đã diễn ra tại Đức vào năm 2002, với sự tàn phá gây ra tổng thiệt hại 11,6 tỷ USD.

Sau một trận lụt lớn ở Hoa Kỳ vào năm 1993, số tiền cần thiết để sửa chữa tài sản và khôi phục khu vực trở lại mức bình thường là 12 tỷ đô la Mỹ. Một trận lụt khác của Hoa Kỳ năm 2008 đã gây thiệt hại trị giá 10 tỷ USD.

Top đầu những đợt thiên tai tồi tệ:

Thái Lan đứng đầu bảng, là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt tài chính bởi sức mạnh tàn phá của nước biển dâng cao. Ngày 5 /8/2011, sự đổ bộ của cơn bão nhiệt đới Nock-Ten đã tấn công các khu vực xung quanh các lưu vực sông Chao Phraya và Mekong. Ngay cả thủ đô Bangkok cũng bị thiệt hại nặng nề sau những trận mưa xối xả kéo dài gần nửa năm. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 45 tỷ USD. Đây là thảm họa thiên nhiên gây tổn thất lớn thứ tư trong số tất cả các thảm họa được ghi lại. Nó chỉ đứng sau trận động đất Tohoku năm 2011 tại Nhật Bản, trận động đất Kobe năm 1995 và cơn bão Katrina đã tấn công Hoa Kỳ vào năm 2005.

Lũ lụt là tác nhân tàn phá kinh tế nặng nề nhất ảnh 1

Trung Quốc xếp thứ hai và thứ 3. Trận lũ lịch sử tàn phá nặng thứ hai và thứ ba đều xảy ra ở Trung Quốc, gây thiệt hại cả về mặt cơ sở hạ tầng và hạn chế nguồn lực tài chính trong cả nước. Trong một trận lụt xảy ra vào ngày 1 /7/ 1998, Trung Quốc đã phải chi hơn 30 tỷ USD cho việc chăm sóc y tế, sửa chữa, xây nhà ở mới và chi phí của chính phủ cho việc phục hồi bất động sản liên quan trực tiếp đến lũ lụt. Trận lũ tồi tệ thứ hai ở Trung Quốc xảy ra vào năm 2010. Vào ngày 29/5 nước này lại một lần nữa bị ảnh hưởng bởi cơn thịnh nộ của những đám mây. Theo số liệu chính thức, 392 người chết và khoảng 232 người được báo cáo là mất tích trong trận lụt. Theo các báo cáo chính thức thì lũ lụt ảnh hưởng đến hơn 134 triệu người.  Một số trận lụt bổ sung đã ảnh hưởng đến Trung Quốc, mặc dù tác động kinh tế của chúng ít hơn nhiều so với hai trận lũ nói trên. Một trận lụt vào năm 1996 gây thiệt hại 12,6 tỷ USD và ảnh hưởng đến hơn 154 triệu người.

Trung Quốc cũng là một quốc gia đã phải chịu nhiều thương vong do lũ lụt. Một trận lụt diễn ra vào năm 1931 đã cướp đi sinh mạng của 3,7 triệu nạn nhân. Một trận lụt khác xảy ra vào năm 1959 đã gây ra cái chết của khoảng hai triệu người.

Ba trận lụt Trung Quốc đã gây thiệt hại tài chính lên tới hơn 60 tỷ USD, khiến đất nước này trở thành một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do thiên tai trong thời hiện đại.

Bảng xếp hạng thiệt hại kinh tế do lũ lụt                              (tính theo tỷ đôla Mỹ)

1 Thái Lan (ngày 5/ 8/ 2011)                                                   40.0

2 Trung Quốc (ngày 1/7/1998)                                                30.0

3 Trung Quốc (ngày 29/ 5/2010)                                             18.0

4 Ấn Độ (tháng 9/2014)                                                           16.0

5 Hàn Quốc (ngày 1/ 8/1995)                                                  15.0

6 Đức (ngày 28/5/2013)                                                           12.9

7 Trung Quốc (ngày 30/ 6/ 1996)                                             12.6

8 Hoa Kỳ (ngày 24/ 6/1993)                                                     12.0

9 Đức (ngày 11/ 8/2002)                                                           11.6

10 Hoa Kỳ (ngày 9/6/ 2008)                                                      10.0

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.