Lý Sơn mùa này - Bài 1: Bái vọng tiền nhân

0:00 / 0:00
0:00
LTS: Tháng Ba âm lịch ở Lý Sơn (Quảng Ngãi), đất trời giao thoa chuyển mùa, chộn rộn vọng bái tiền nhân. Ầu ơ trời nước mênh, những câu chuyện về Hoàng Sa - Trường Sa từ trăm, ngàn năm trước, như cũng vừa đây mới. Từng vạt nắng hắt xuống đảo tỏi, không thể nào là khô cứng lòng người…
Lý Sơn mùa này - Bài 1: Bái vọng tiền nhân

Bài 1: Bái vọng tiền nhân

Từng còi ốc u nổi lên, những chiếc thuyền giấy xuôi dòng biển ngát xanh - một nghi thức thiêng liêng khép lại Lễ Khao lề tế lính Hoàng Sa - một nghi lễ tưởng nhớ các bậc tiền nhân đi mở cõi từ hàng trăm năm trước, được hậu thế trên đảo Lý Sơn nuôi dưỡng đến bây giờ, và mãi tận mai sau…

1. Mà nói vậy, cho dễ… khu biệt cái mốc thời gian, chứ người dân Lý Sơn hàng trăm năm nay vẫn luôn vọng bái tiền nhân, còn lễ khao lề, như là nghĩa cử tri ân. Bây giờ, nếu hỏi chính xác lễ khao lề có từ năm nào, e rằng khó có câu trả lời, ngoài cái ngày 16/3 Âm lịch hằng năm. Nhưng nếu hỏi về nguồn gốc lễ khao lề, tôi nghĩ những đứa trẻ lớp 1 cũng biết.

Nhưng tôi để tâm nhiều hơn về câu chuyện mà ông Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ đời thứ 5 của Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật kể, về có khoảng thời gian người ta tranh cãi là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa hay Lễ Khao lề tế lính Hoàng Sa. Rồi giải thích rằng, ban đầu, đấy là nghi lễ kiểu “hai trong một”. Khoảng cách gần 200 hải lý, lại chỉ là những chiếc thuyền nan mỏng manh, nên lễ “thế lính” có thêm phần “tế lính”. Những người lính được tế sống, là chứng kiến mình được tế như thế nào, mà vẫn không chùn bước, vẫn hiên ngang trực chỉ Hoàng Sa.

Lý Sơn mùa này - Bài 1: Bái vọng tiền nhân ảnh 1

Nghi thức lễ khao lề.

“Khi đội Hùng binh Hoàng Sa không còn nữa, thì phần “tế lính” được bỏ đi. Từ đấy đến nay, chỉ còn là Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, thế bằng những hình nhân”, ông Tuyền giải thích thêm. Cũng theo ông Tuyền, lễ chính diễn ra vào ngày 16/3 Âm lịch hằng năm, nhưng vào nhiều ngày trước đó, lòng người đã chộn rộn cho những sửa soạn. Các tộc họ thì chuẩn bị tươm tất hương hỏa, ghe thuyền, trầu, rượu, vàng mã, thịt heo, xôi chè. Và đây là những điều bắt buộc phải có: một con gà, một con cá nướng, một con cua, một món gỏi cá nhám. Ngoài ra, đàn lễ còn có: muối, gạo, củi, mắm, nồi niêu…, là những thứ mà lính Hoàng Sa phải mang theo trên thuyền”.

Bắt đầu cúng tế trước ngày lễ chính ba ngày, nhưng lễ vật lúc này chỉ có trầu rượu, hoa quả. Trong ba ngày này mọi lễ vật được tiếp tục chuẩn bị, như làm thuyền lễ và bài vị. Sau khi lễ hiến tế ông bà trong ngôi đình xong, đến khoảng 9 giờ 30 phút sáng ngày lễ chính, chiêng trống được gióng lên báo hiệu cho bà con tộc họ đến giờ làm lễ yết. Lễ tế lính Hoàng Sa được làm long trọng trước sân đình làng An Vĩnh do trưởng ban khánh tiết thực hiện và điều khiển. Sau khi làm lễ xong, đội thả thuyền gồm mười nam thanh niên của làng An Vĩnh, trong trang phục thuyền đua bắt đầu rước thuyền từ sân đình làng xuống biển và thả thuyền.

Khi ấy, tiếng ốc u nổi lên, khi trầm khi bổng, dội vào lòng người cảm thức hào sảng, như lời người mẹ hát ru Hoàng Sa: “Con ơi con ngủ cho ngay/ Để mẹ nấu cháo luộc rau cha dùng/ Ốc u đã thổi lên rồi/ Để cha đi giữ biển trời Hoàng Sa/ Hoàng Sa là của nước ta…”.

Ông Võ Chú yếu lắm rồi, năm nay không thể cầm ốc u để thổi từng hồi còi lệnh. Tôi vẫn thích cái cách ông thổi, tôi vẫn thích cái cách ông trân trọng óc u. Đó là loại ốc gai, to hơn lòng bàn tay người đan ông tưởng thành, sau khi lấy thịt ăn, chọt đít vỏ ốc, là thổi được. “Thuở xưa, đây chính là phương tiện liên lạc của ngư dân trên biển, cũng là các thức liên lạc của đội Hùng binh Hoàng Sa mỗi khi giong thuyền đi làm nhiệm vụ. Thì như vậy phải có quy ước, rằng 9 tiếng, là gặp địch; 6 tiếng, là họp thuyền…”, tôi nhớ lời ông Võ Chú.

Lý Sơn mùa này - Bài 1: Bái vọng tiền nhân ảnh 2

Thổi ốc u trong lễ khao lề.

2. Sau lễ khao lề mấy hôm, tôi lại lần nữa tìm đến nhà ông Phạm Thoại Tuyền, “pho sử” sống động về các tư liệu trên đảo Lý Sơn. Sau cơn bão năm ngoái, gốc Chinh phụ Hoàng Sa của ông vẫn chưa thể hoàn nguyên, khiến ông liên tục tiếc nuối, khi được tôi về. Người là hậu duệ đời thứ 5 của Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật đã dành hơn hai phần ba cuộc đời mình để rong ruổi tìm kiếm, miệt mài dịch những tư liệu quý về Lý Sơn, về ngọn nguồn của đội Hùng binh Hoàng Sa.

“Vậy thì, mộ gió hay mộ chiêu hồn?”, ông Tuyền lại như muốn… cà khịa tôi. Cũng là bởi, đâu quãng năm 2008, khi câu chuyện về các bậc tiền nhân đảo Lý Sơn giong thuyền đi Hoàng Sa, Trường Sa từ thời nhà Nguyễn được xuất hiện dày đặc trên truyền thông, vì nhầm lẫn giữa mộ gió và một chiêu hồn, mà ông Tuyền đi… cãi mãi. Ai cũng không tránh được cái sự nhầm, nhưng khi biết nhầm, thì phải nói lại, đừng để cái nhầm ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà trở thành cái đúng được. Ý ông Tuyền là thế, hẳn nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý.

Lý Sơn mùa này - Bài 1: Bái vọng tiền nhân ảnh 3
Ông Tuyền giới thiệu bức tượng bằng đồng Cai đội Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật khi trẻ.

Không rõ có con số thống kê chính xác hay chưa, Lý Sơn hiện có hàng trăm ngôi mộ không có cốt mà chỉ có hình nhân bằng đất sét. Đó là những ngôi mộ của người lính Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, và của ngư dân đi biển chẳng may qua đời. Trong nhiều bài nghiên cứu, và nhiều bài báo, tác giả ghi đó là mộ gió.

Ông Phạm Thoại Tuyền cho rằng đó là cách gọi sai lầm và nhầm lẫn, có phần cẩu thả của người đi tìm hiểu trước. “Lý Sơn đúng là có mộ gió, nhưng đó là những ngô mộ không có xác. Nó xuất phát hồi trước đây, người ta có thói quen làm mộ không để “xí phần” trước, khi mất thì được chôn xuống đó, nên gọi là mộ gió. Còn những ngôi mộ không có xác, mà chỉ có hình nhân bằng đất sét thay thế, như mộ của những người lính Hoàng Sa chẳng hạn, thì gọi đúng phải là mộ chiêu hồn”, ông Tuyền giải thích.

Dòng họ ông vốn nổi tiếng với những người lính, vị Cai đội thủy binh ưu tú, nên ngay còn lúc nhỏ, ông đã được thừa hưởng được sự chăm học và ý thức về chủ quyền đất nước. Hồi thanh niên, ông Tuyền vốn là người viết báo, ông tham gia viết những bài cho cách mạng, nhân tiện tìm hiểu thêm về tư liệu biển đảo. Sau năm 1975, thấy có nhiều người ra Lý Sơn chuyên đi lùng sục, lấy cắp những tư liệu quý về chủ quyền biển đảo, ông Tuyền đã xin hoặc mua lại những tư liệu quý này về cất giữ cẩn thận.

Từ khoảng năm 2009 đến nay, ông đã hiến tặng nhiều tư liệu quý cho Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Rồi chuyển sang sưu tầm những bài báo liên quan đến Hoàng Sa - Trường Sa. Ông bảo: “Vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa rất rộng, tôi tuy biết nhiều nhưng chủ yếu là ở Lý Sơn, nên cần phải sưu tầm những bài báo đó để biết thêm những chứng cứ khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo trên”.

Trên tường nhà ông, nhiều bài báo về Hoàng Sa - Trường Sa được ông đóng khung, ép kính ngay ngắn. Trong đó có một số giấy tờ bằng chữ Hán, hay tấm An Nam Đại Quốc họa đồ do Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã tặng. Được biết, ngoài tìm hiểu về tư liệu, ông Tuyền còn đam mê sưu tầm những hiện vật đến biển đảo và trầm tích văn hóa Lý Sơn.

Với riêng tôi, ông Tuyền dành cả đời mình để tưởng nhớ, để tri ân các bậc tiền nhân.

Bài 2: Mùa chộn rộn…

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.