Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 2: Tiện... nhưng không lợi!

Theo Bác sỹ Nguyễn Văn Tiến: “Nếu chỉ ăn mì tôm mà không bổ sung thêm chất đạm và chất xơ thì bữa ăn mất cân đối, nếu ăn tái diễn thường xuyên cơ thể sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết".
Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 2: Tiện... nhưng không lợi!

Mì tôm là một loại thực phẩm ra đời sau so với các loại thức ăn truyền thống như: bún, mì gạo, miến… nhưng nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng lựa chọn vì sự tiện lợi, cũng như mùi vị hấp dẫn mà nó đem lại. Tùy vào nhu cầu và thị hiếu của từng người mà có thể chế biến và sử dụng mì tôm theo nhiều cách khác nhau… Có thể nói, mì tôm phù hợp với tất cả các đối tượng.

Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 2: Tiện... nhưng không lợi! ảnh 1

Có nhiều mẫu mã, chủng loại mì tôm được bày bán tại các siêu thị.

Ăn mì tôm có thực sự tốt?

Bác sỹ Nguyễn Văn Tiến – Trung Tâm giáo dục Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay: “Mì tôm được làm từ nguyên liệu chính là bột mì, bột sắn. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu từ mì tôm là bột đường và chất béo, lượng chất đạm có rất ít và chủ yếu là đạm thực vật, Trong mì ăn liền chứa rất nhiều chất béo bão hòa (chứa nhiều axít béo no, khó tiêu hóa), carbonhydrates (chất bột) và rất ít chất xơ. Trong quá trình sản xuất, mì ăn liền được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao nên dầu dễ bị oxy hóa và có khả năng tạo ra các chất béo dạng "trans fat" nhiều hơn. "Trans fat" sẽ làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, trong gói mì còn có gói nhỏ gia vị và gói mỡ, 2 gói này làm bát mì ăn liền thêm màu sắc hấp dẫn, chất phụ gia và hương vị có tác dụng tạo sự ngon miệng, đánh lừa cảm giác của người ăn nhưng không tốt cho người bệnh tim mạch, huyết áp cao”.

Cũng theo bác sỹ Tiến: “Trên thị trường hiện hiện nay có rất nhiều loại mì tôm, đóng gói bằng các bao bì khác nhau: giấy, túi nhựa, bát nhựa,... Nhãn mác ghi thành phần giá trị các chất dinh dưỡng chưa cụ thể và chi tiết, thông tin còn sơ sài, không rõ ràng như giá trị về năng lượng (kcal), chất đạm, chất béo, chất bột đường, chất xơ… Với những sản phẩm này cần có quy định về lượng "trans fat" cùng với các tiêu chí về chất lượng chất béo có trong sản phẩm. Bởi vì, chất lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày là rất quan trọng đối với các vấn đề về rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,… Việc ghi rõ các thành phần trong nhãn mác giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình”.

Mì ăn liền: lợi, hại? – Kỳ 2: Tiện... nhưng không lợi! ảnh 2

Bác sỹ Nguyễn Văn Tiến - Phòng truyền thông Dinh dưỡng -

Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Ăn bao nhiêu là đủ ?

Theo kết quả khảo sát của Ủy ban An toàn thực phẩm (Food Safety Commission) Nhật Bản thì hàm lượng Trans fat trung bình của mì ăn liền 0.13g/100g, tương đương với 13%. Trong khi đó Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo, để mang lại lợi ích cao nhất về mặt sức khoẻ, mỗi người một ngày không nên nạp vào người quá 1% trans fat.

Ở Việt Nam, từ năm 2007, trên một số phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề "trans fat" trong thực phẩm, nhưng người tiêu dùng có thể chưa biết hoặc quá dễ tính nên vẫn sử dụng. Cơ quan quản lý thì chưa đưa ra quy định chuẩn về việc ghi thành phần Trans fat trên thực phẩm. Mặc dù vậy, theo quyến cáo của các chuyên gia, các nhà sản xuất cũng cần phải đi tiên phong trong vấn đề đảm bảo sức khỏe cộng đồng, sức khỏe người dân bằng việc cam kết sản phẩm của mình không có "trans fat" và nghiên cứu bổ sung thêm chất xơ. Trong lúc chờ đợi những quy định về "trans fat" trong các sản phẩm thực phẩm ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ bản thân bằng cách chọn mua các sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu, nhất là các cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chất lượng. Người tiêu dùng khi sử dụng mì ăn liền nên bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin, chất xơ và protein để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể.

“Tùy theo sở thích, cũng như sức khỏe của người tiêu dùng mà có cách lựa chọn thích hợp. Xét về góc độ cá nhân, từ vài năm nay tôi không sử dụng sản phẩm này trong các bữa ăn sáng. Những người mắc bệnh rối loạn Lipid máu, tăng huyết áp, thừa cân/béo phì, tiểu đường cần hạn chế sử dụng sản phẩm này. Không nên dùng mì ăn liền trong các bữa chính, vì mì ăn liền chỉ cung cấp calo còn thiếu vitamin và protein cho cơ thể. Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, khi ăn mì ăn liền chúng ta nên bổ sung thêm rau xanh và các loại đạm từ thịt, trứng để bù đắp lượng vitamin và protein thiếu hụt của mì ăn liền”, Bác sỹ Nguyễn Văn Tiến – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay.

Trans fat còn có tên gọi khác trans fatty acid, có nghĩa là axít béo chuyển hóa, axít béo dạng trans hay axít béo đồng phân nhân tạo

Theo nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ thực hiện thì trans fat có mức độc hại giống như chất béo bão hòa (saturated fat), làm tăng các loại mỡ máu như lipoprotein và triglycerid, cholesterol xấu (LDL-C) và làm giảm lượng cholessterol tốt (HLD), gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa, tắc nghẽn động mạch, giảm lưu lượng máu đi nuôi tim, tạo ra các cơn đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và các chứng bệnh mãn tính nguy hiểm khác như tiểu đường, ung thư… Cũng qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy, so với chất béo bão hòa, trans fat có mức độc hại gấp đôi cho tim. Nếu ăn 20% năng lượng từ trans fat vào cơ thể thì nguy cơ mắc chứng tắc nghẽn động mạch vành tim tăng 23%.

Từ Nguyễn

Nguy cơ thiếu bác sỹ cơ sở tại Kon Tum
Nguy cơ thiếu bác sỹ cơ sở tại Kon Tum
(Ngày Nay) - Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có 539 bác sỹ trong tổng số hơn 2.700 công chức, viên chức và người lao động công tác trong ngành Y.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .