Mối nguy hiểm từ 'vành đai rác' trên trời

[Ngày Nay] - Kể từ năm 1957, khi vệ tinh nhân tạo đầu tiên được phóng thành công lên quỹ đạo trái đất với cái tên Sputnik 1, rồi Mỹ tiến hành phóng vệ tinh đầu tiên của mình mang tên Explorer 1, giấc mơ khám phá không gian của con người đồng thời cũng đưa đủ loại rác lên vũ trụ.
Thứ đẹp đẽ mà con người hay thấy vào ban đêm được gọi là sao băng rất có thể là một mảnh rác vũ trụ đang rơi xuống.
Thứ đẹp đẽ mà con người hay thấy vào ban đêm được gọi là sao băng rất có thể là một mảnh rác vũ trụ đang rơi xuống.

Khác với rác trên hành tinh chúng ta, rác vũ trụ là mảnh vỡ hoặc các vật thể còn lại của hoạt động hàng không vũ trụ của con người bay trong không gian. Rác vũ trụ được các chuyên gia so sánh giống như vệ tinh nhân tạo, bay quanh trái đất trên một quỹ đạo nhất định, hình thành nên “vành đai rác”.

Theo thống kê, khoảng hơn 9.000 mảnh rác vũ trụ từ những phế liệu của vệ tinh, mảnh cách nhiệt trên thân tàu, mảnh vỡ của khoang nhiên liệu... đang trôi nổi trên quỹ đạo bao vây trái đất. Số lượng rác vũ trụ không ngừng tăng lên, dự đoán tổng trọng lượng của rác vũ trụ đã lên tới hơn 5.500 tấn. Mối nguy hiểm lớn nhất bắt nguồn từ các phế liệu kim loại, vận tốc bay của chúng có thể đạt tới 1,6 km/giây. Với tốc độ chuyển động như vậy, một hạt kim loại có đường kính 0,5 mm cũng có thể xuyên thủng bộ quần áo của các phi hành gia. Tốc độ bay 2,2 vạn dặm/giờ có thể làm cho mảnh vỡ xuyên thủng phi thuyền hoặc vệ tinh, gây sự cố đứt nguồn điện... Các phi hành gia hiện nay có nguy cơ phải đối mặt với những vụ “tai nạn giao thông” bất ngờ giữa vũ trụ.

Mối nguy hiểm từ 'vành đai rác' trên trời ảnh 1

Hiện có hàng ngàn vật thể tương đối lớn bay ở độ cao từ 200 - 2.000 km. Nếu một vệ tinh được đưa lên độ cao 600 km, thì nó sẽ bay quanh trái đất trong 25 năm, còn nếu ở độ cao 1.000 km – sẽ bay cho đến năm 4001, nếu cao hơn nữa – thời gian bay coi như vô hạn. Việc giải quyết đám “rác” sống lâu trong vũ trụ không hề đơn giản.

Hiện trên thế giới, cả về mặt kinh tế và kỹ thuật đều chưa có cách nào để giải quyết rác vũ trụ triệt để. Năm 2012, Công ty Nghiên cứu và Công nghệ Ngôi sao ở Bắc Mỹ đã được NASA đầu tư gần 2 triệu USD để chế tạo một tàu vũ trụ chuyên làm nhiệm vụ dọn sạch vũ trụ với tên gọi EDDE. Nhưng đây chưa phải là giải pháp hiệu quả. Tiếp đó, cơ quan không gian Nhật Bản (JAXA) đưa ra sáng kiến sử dụng… lưới đánh cá để làm sạch vũ trụ, cũng chưa có kết quả đột phá.

Gần đây nhất, các nhà khoa học Anh mạnh dạn phát triển 1 thiết bị trông giống như 1 cây thương với chiều dài 1,5 mét và di chuyển với vận tốc khoảng 90 km/h để dọn rác vũ trụ. Những thiết bị này sẽ được các tàu không gian đưa đến cách các khối rác thải khoảng 15 - 25 m, sau đó chúng được phóng ra, cắm vào các khối rác và kéo chúng rơi xuống để cháy trong bầu khí quyển.

Giải phóng không gian vũ trụ khỏi vấn nạn rác thải không chỉ là vấn đề cấp bách đối với NASA mà còn đang được nhiều quốc gia nghiên cứu phương án thực hiện. Cho đến nay, rác vũ trụ vẫn là chuyện đau đầu với nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo thống kê, khoảng hơn 9.000 mảnh rác vũ trụ từ những phế liệu của vệ tinh, mảnh cách nhiệt trên thân tàu, mảnh vỡ của khoang nhiên liệu... đang trôi nổi trên quỹ đạo bao vây trái đất. Số lượng rác vũ trụ không ngừng tăng lên, dự đoán tổng trọng lượng của rác vũ trụ đã lên tới hơn 5.500 tấn. Mối nguy hiểm lớn nhất bắt nguồn từ các phế liệu kim loại, vận tốc bay của chúng có thể đạt tới 1,6 km/giây. Với tốc độ chuyển động như vậy, một hạt kim loại có đường kính 0,5 mm cũng có thể xuyên thủng bộ quần áo của các phi hành gia. Tốc độ bay 2,2 vạn dặm/giờ có thể làm cho mảnh vỡ xuyên thủng phi thuyền hoặc vệ tinh, gây sự cố đứt nguồn điện... Các phi hành gia hiện nay có nguy cơ phải đối mặt với những vụ “tai nạn giao thông” bất ngờ giữa vũ trụ.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.