Một năm chỉ được thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng. |
Chiều 17/5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp báo để thông báo về những quyết định quan trọng của Chính phủ sau Hội nghị giữa Thủ tướng với doanh nghiệp.
Theo Bộ trưởng Dũng, trên cơ sở phản ánh cụ thể của DN, hiệp hội, kết luận của Thủ tướng, tới đây Chính phủ sẽ ban hành Chỉ thi tiếp tục thực hiện Nghị quyết 35 trên tinh thần đi thẳng vào vấn đề DN, cộng đồng doanh nhân quan tâm.
Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, việc giảm chỉ phí kinh doanh cho DN là việc rất quan trọng. Ngay việc công khai trả kết quả dịch vụ công, thanh toán tại bưu điện công ích và các giải pháp khác…Mục tiêu trong chỉ thị này là năm nay tập trung tháo gỡ các rào cản nhất là giấy phép con, lợi ích nhóm để giảm các chi phí chính thức và giảm chi phí không chính thức, để giảm giá thành để sản phảm có thể cạnh tranh.
Về việc hạn chế tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo, Bộ trưởng Dũng thừa nhận, đúng là việc trên đang gây khó khăn cho hoạt động của DN.
“Quan điểm của chỉ thị lần này là một năm chỉ được thanh tra, kiểm tra 1 lần hoặc kiểm toán 1 lần. UBND các tỉnh, thành phố hàng năm có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch thanh tra từ các đơn vị gửi lên, để tránh chồng chéo. Như vậy cũng có nghĩa là, hàng năm Chủ tịch tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh tra DN trên địa bàn”, Bộ trưởng Dũng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, trong quá trình hoạt động, khi các cơ quan phat hiện có kiểm tra thanh tra chông chéo thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải có trách nhiệm giải quyết.Nếu không giải quyết thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Riêng việc thanh tra đột suất thì chỉ thực hiện khi có dấu hiệu vi phạm nhưng dấu hiệu đấy phãi rõ ràng, phải có chứng cứ, quả tang.
Bộ trưởng Dũng cũng cho biết thêm, khi DN nói trên nóng, dưới còn lạnh, thậm chí không lạnh còn đóng băng”. Rồi “trên CP, Thủ tướng cởi trói, một vài nơi nào đó lại trói lại, thắt lại.
Ngay cả vấn đề nhận thức, quan điểm, ngay cả vấn đề chuyên môn, nhiệm vụ của công chức. “Trong chỉ thị nêu rõ là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng. Đó là, cán bộ mà làm những việc trên thì có biện pháp mạnh là cách chức, buộc thôi việc, thuyên chuyển, chỉ thị 13 đã nêu vấn đề này. Chính phủ tiếp tục giao bộ, ngành đại phương quản lý thee hướng đó”, Bộ trưởng Dũng nói.