Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông

Chỉ 30 phút sau một cơn mưa nặng hạt vào cuối giờ chiều nay (31/7), đoạn đường Vũ Trọng Phụng (Thanh Xuân, Hà Nội) lại nhanh chóng ngập trong nước.
Công nhân thoát nước sớm có mặt kịp thời để khắc phục hậu quả, tuy nhiên do mưa lớn lượng nước nhiều nên tuyến đường vẫn bị ngập dài.
Công nhân thoát nước sớm có mặt kịp thời để khắc phục hậu quả, tuy nhiên do mưa lớn lượng nước nhiều nên tuyến đường vẫn bị ngập dài.
Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 1

Khoảng 16h chiều nay, một cơn mưa lớn kèm dông tố xảy ra trên diện rộng đã khiến nhiều tuyến đường tại Hà Nội ngập trong biển nước chỉ sau 30 phút.  

Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 2

Ghi nhận của PV, các tuyến đường Vũ Trọng Phụng, Trường Chinh, có nhiều đoạn bị ngập hơn nửa bánh xe.

Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 3

Mặc dù cơn mưa đã bớt nặng hạt từ hơn 16h30 nhưng nước rút rất chậm, đến khoảng 17h vẫn gây ngập không dưới 0,3m ở các trục đường nói trên, đặc biệt ở đoạn Nguyễn Huy Tưởng với Vũ Trọng Phụng.

Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 4

Các phương tiện đi qua đây đều phải dắt, mực nước ngập ở đây lên quá nửa bánh xe.

Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 5

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn (32 tuổi, một người kinh doanh trên đường Vũ Trọng Phụng ) cho biết: “Ngày nào thấy mây đen, chuẩn bị có mưa là biết ngập rồi. Không cần phải mưa to, chỉ cần mưa lâu một chút là nước tràn lên vỉa hè, xong tràn vào nhà ngay. Hôm nay thì mưa lớn quá, mới có nửa tiếng nước đã tràn vào nhà, tôi phải đóng cửa tiệm sớm”.

Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 6

Do mưa lớn gây ngập úng, lại vào đúng giờ tan tầm, trong khi đường Vũ Trọng Phụng là một trong những tuyến đường có lượng xe cộ qua lại khá đông nên xảy ra tình trạng ùn tắc ở đoạn giữa của tuyến đường.

Mưa 30 phút, nhiều tuyến phố Hà Nội đã thành sông ảnh 7
Theo Tổ quốc
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.