Hà Nội lên phương án di dời 14.000 hộ dân vùng lụt Chương Mỹ

Chủ tịch TP chỉ đạo cung cấp 5.000 bình nước uống cho người dân ngay trong đêm 30 và sáng 31/7; Chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền và kiểm tra, sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân đến nơi an toàn khi nước tiếp tục lên cao.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra tình hình ngập lụt tại khu vực đê tả sông Bùi huyện Chương Mỹ
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung kiểm tra tình hình ngập lụt tại khu vực đê tả sông Bùi huyện Chương Mỹ

Chiều 30/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với ngập lụt tại đê tả sông Bùi, đoạn qua xã Thanh Bình huyện Chương Mỹ.

Chiều 30/7, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với ngập lụt tại đê tả sông Bùi, đoạn qua xã Thanh Bình huyện Chương Mỹ.

Trực tiếp thị sát khu vực đê tả Bùi (xã Thanh Bình), ông Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo cấp thêm 10.000 bao tải để các lực lượng đóng bao cát đắp, nâng tuyến đê bao lên thêm 50cm. Việc này phải được tập trung thực hiện ngay trong đêm; đồng thời chỉ đạo một Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp thông báo cho nhân dân các xã kê cao tài sản, di dời dân đến vùng an toàn đề phòng đêm tiếp tục mưa, nước dâng cao thêm.

Ông Chung cũng chỉ đạo cung cấp 5.000 bình nước uống và sẽ được cấp ngay trong đêm 30 và sáng 31/7, tới  các hộ gia đình. Chủ tịch UBND thành phố lưu ý chính quyền các địa phương phải tăng cường tuyên truyền và kiểm tra, không để người dân đi đánh cá tránh nguy hiểm; đồng thời sẵn sàng di dời 14.000 hộ dân đến nơi an toàn khi nước tiếp tục lên cao.

Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, trong 24/24h phải duy trì hệ thống điều hành bằng bộ đàm từ Chủ tịch UBND thành phố tới các lực lượng tại hiện trường để kịp thời xử lý các tình huống, bảo đảm an toàn cho tuyến đê.

Sau khi kiểm tra và chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường khu vực đê tả Bùi, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã có cuộc làm việc với lãnh đạo huyện Chương Mỹ và các lực lượng liên quan tại trụ sở UBND huyện.

Tại cuộc làm việc, ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ đã báo cáo tình hình mưa ngập, công tác ứng phó và bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Thiệt hại của các xã đến nay ước tính khoảng 100 tỷ đồng. Huyện đã thực hiện di dân tại chỗ đối với những hộ gia đình có nhà cao tầng; với những hộ có nhà thấp tầng đã di dời vào phía trong đê. Huyện đã cung cấp đèn pin, hỗ trợ ban đầu cho mỗi hộ từ 10-15kg gạo, cùng nước uống và các vật dụng thiết yếu.

Chủ tịch UBND huyện khẳng định, người dân có ý thức rất cao trong việc phối hợp với chính quyền bảo đảm an toàn. Huyện cũng đã sẵn sàng phối hợp với các lực lượng của thành phố để ngay khi nước rút sẽ vào cuộc, thực hiện khử trùng, bảo vệ môi trường, phòng chống bệnh dịch; đồng thời cùng các xã và người dân khôi phục sản xuất. UBND huyện đã huy động các lực lượng công an, quân đội, dân quân tập kết vật liệu để thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố tại hiện trường, trước mắt là đắp thêm hai lớp cao 50cm cho tuyến đê bao; đồng thời triển khai các phương án sẵn sàng di dời người dân ngay trong đêm đến nơi an toàn.

Trao đổi tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Trần Quang Hoài cho biết, tình hình ngập lụt xảy ra hiện nay không phải do xả lũ của hồ Hoà Bình, mà do mưa rừng ngang trên núi đổ về. Đây là hiện tượng bình thường vì năm 2017 đã xảy ra và năm nay tiếp tục xảy ra.

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đánh giá, vẫn còn hơn 1.000 hộ dân ở trong tình trạng bị ngập sâu. Đáng tiếc là đã xảy ra việc hai trẻ em bị đuối nước và một người lớn đi đánh cá bị nạn. Nhắc lại những chỉ đạo tại hiện trường, Chủ tịch UBND thành phố lưu ý các lực lượng liên quan phải thực hiện ngay các phương án, ứng trực đủ quân số 24/24h, đặc biệt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản cho nhân dân.

“Đến sáng 31/7, nước mới lên đến đỉnh điểm. Tôi đề nghị phải chuẩn bị tinh thần ứng phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đồng thời, các lực lượng tăng cường tuần tra, bảo vệ tài sản cho người dân” - Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ.

Đáng chú ý, Chủ tịch UBND thành phố cho biết, ngay sau đợt lũ này, thành phố sẽ đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thành phố kè bê tông tuyến đê tả Bùi như cách một số nước đã làm. Ngoài ra, sau đợt lũ này, thành phố sẽ tập trung nạo hút lòng sông để khơi thông dòng chảy hơn nữa. Chủ tịch Hà Nội cũng chỉ đạo Văn phòng UBND thành phố thực hiện ngay việc hỗ trợ gia đình có hai em nhỏ bị đuối nước 20 triệu đồng và gia đình người dân bị nạn khi đi đánh cá 10 triệu đồng.

Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý cần phải thông tin để người dân trong vùng bị ngập lụt hiểu rõ, rằng khu vực các xã thuộc vùng phân lũ; nên khi lũ lên cao bắt buộc phải xả tràn để phục vụ phân lũ, không để xảy ra vỡ đê.

Theo Infonet
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.