Mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Công an nói có, sư trụ trì nói không

Cơ quan công an khẳng định, cháu Cù Nguyên Công có trong danh sách của chùa Bồ Đề, trong khi câu trả lời của trụ trì Thích Đàm Lan là không.
Mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Công an nói có, sư trụ trì nói không

Chùa nói không, công an nói có

Ngay sau khi bảo mẫu Nguyễn Thị Thanh Trang bị bắt giữ về hành vi "mua bán trẻ em", trong lần tiếp xúc báo chí, sư thầy Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề nói rằng: "Nhà chùa rất bất ngờ trước việc làm của Trang và khẳng định cháu Cù Nguyên Công (nạn nhân vụ mua bán trẻ em) không có trong danh sách của nhà chùa".

Tuy nhiên, chiều 5/8, trong cuộc họp giao ban Thành ủy Hà Nội, Thượng tá Vũ Thái Hưng - Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự (CA TP Hà Nội) cho biết: “Tôi xin khẳng định cháu Công có trong danh sách chùa Bồ Đề”. Về thông tin đường dây mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, theo thượng tá Hưng, trước đó chưa có thông tin gì, gần đây mới có thông tin đó trên phương tiện thông tin đại chúng.

Mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Công an nói có, sư trụ trì nói không - anh 1

Khu nuôi trẻ mồ côi tại chùa Bồ Đề

Cũng theo Thượng tá Hưng, trước đó có một số đơn thư gửi PC 45 tố cáo về việc nuôi trẻ và buôn bán trẻ em ở chùa Bồ Đề và mới đây cũng đã tiếp nhận đơn thư phản ánh 9 trường hợp trẻ em có liên quan. "Về thông tin này, chúng tôi sẽ phải tiến hành điều tra trong thời gian tới và làm rõ những nghi vấn liên quan", đại diện cơ quan điều tra cho biết.

Tại buổi họp, Thượng tá Hưng khẳng định, Trụ trì Thích Đàm Lan cũng là một trong những đối tượng điều tra của vụ án.

“Cơ quan điều tra cũng đã xác định trách nhiệm của sư trụ trì Thích Đàm Lan, còn liên quan đến mức độ nào cần phải làm và điều tra tiếp. Trong vụ mua bán cháu Công, sư thầy Đàm Lan có liên quan trực tiếp hay không thì chúng tôi chưa có đủ tài liệu", thượng tá Hưng nói.

Quản lý trẻ lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tội phạm hoạt động

Thượng tá Vũ Thái Hưng nhận định, qua công tác điều tra, cơ quan chức năng nhận thấy công tác nuôi nhận trẻ tại chùa Bồ Đề hiện nay còn rất lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tội phạm mua bán người hoạt động.

"Công tác tiếp nhận, nuôi trẻ em ở chùa Bồ Đề là rất lỏng lẻo. Các cháu ra vào chùa đều không có giấy tờ mang tính pháp lý để quản lý. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm mua bán người lợi dụng”, Thượng tá Hưng cho biết.

Đáng chú ý, trong quá trình điều tra, lực lượng công an còn phát hiện và thu giữ nhiều giấy khai sinh của các cháu bé không phải con đẻ của Nguyệt và giấy viết tay của người khác, có dấu hiệu làm giả để hợp thức hóa nguồn gốc các cháu bé Nguyệt đang nuôi.

Vụ việc điển hình vào khoảng năm 2013, anh Nguyễn Thành Long, ở phường Thịnh Quang, quận Đống Đa có đến chùa Bồ Đề nhận làm cha đỡ đầu một bé trai sinh tháng 10/2013, đang được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề, đặt tên là Cù Nguyên Công.

Tuy nhiên, đến ngày 5/1/2014, khi anh Long tới thăm cháu thì không còn thấy Công ở chùa nữa. Sau đó, anh Long đã làm đơn tố cáo gửi tới cơ quan công an.

Mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Công an nói có, sư trụ trì nói không - anh 2

Lợi dụng sơ hở, Trang và Nguyệt đã thực hiện hành vi buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề

Qua công tác điều tra, cơ quan Công an đã xác định cháu Công là con của chị Trần Thị Thu H. và Vũ Xuân T. Do không thể đi tới hôn nhân nên sau khi sinh cháu Công tại một nhà nghỉ tại quận Nam Từ Liêm, H đã mang con tới chùa Bồ Đề nhờ nuôi dưỡng.

Tại đây, sư trụ trì Thích Đàm Lan đã hướng dẫn chị tới gặp Nguyễn Thị Thanh Trang (sinh năm 1978, trú tại phố Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là người quản lý nhà mở của chùa.

Trang đã hướng dẫn H. làm thủ tục gửi trẻ. Cũng trong khoảng thời gian này, Trang được một người phụ nữ tên là Phạm Thị Nguyệt (sinh năm 1979, ở phường Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội) liên hệ nhờ tìm một cháu bé để nhận làm con nuôi và hứa sẽ bồi dưỡng tiền cho Trang.

Giữa tháng 12/2013, Trang nói với mẹ bé Công là có người chị muốn nhận Công làm con nuôi, đồng thời nhờ người quen biết đóng giả chị của Trang để gặp gỡ nói chuyện. Trang cũng hướng dẫn chị H. làm các thủ tục xin đưa cháu bé ra.

Sau khi chấp nhận cho đứa con trai ruột, mẹ bé Công được Trang chuyển cho 10 triệu đồng vào tài khoản. Sau khi mẹ bé Công đồng ý, Trang yêu cầu Nguyệt phải chi 40 triệu đồng để trả cho mẹ cháu. Nguyệt chấp thuận và chuẩn bị trước 35 triệu đồng.

Tới đầu tháng 1/2014, bé Công được trao cho Nguyệt theo như thỏa thuận. Tuy nhiên, tới tháng 6/2014, do bị bệnh nặng, cháu đã tử vong khi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trên cơ sở điều tra, cơ quan công an đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Trang và Nguyệt, đồng thời khởi tố vụ án theo Điều 120 Bộ luật Hình sự.

Bình luận
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
Động đất tại Myanmar: Bangkok của Thái Lan đánh giá thiệt hại
(Ngày Nay) - Sau trận động đất độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3 tại miền Trung Myanmar, Thống đốc Bangkok, ông Chadchart Sittipunt đã công bố đánh giá thiệt hại chi tiết tại thủ đô Thái Lan. Theo đó, tác động nghiêm trọng nhất được ghi nhận tại các công trình đang xây dựng, đặc biệt là sự sụp đổ hoàn toàn của tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) tại quận Chatuchak.